Nguy cơ lây truyền bệnh qua đường tình dục đối với những người có lối sống thoáng

Anh Vũ (43 tuổi, Hà Nội, tên nhân vật đã được thay đổi) là nhân viên marketing của một công ty lớn tại Hà Nội. Do đặc thù công việc, anh thường xuyên phải đi công tác, gặp gỡ, ký kết với các đối tác. 

Trong chuyến công tác gần đây, anh có gặp lại người quen cũ và xảy ra quan hệ ngoài ý muốn. Sau khi trở lại Hà Nội, anh bắt đầu thấy có biểu hiện tiểu buốt, ban đầu nhẹ sau nặng lên. Không những thế, dần dần dịch từ niệu đạo cứ trực chờ trào ra.

Lúc này, anh mới tá hỏa đến khoa Nam học và Y học Giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám. Tại đây, anh được chẩn đoán bị viêm niệu đạo do lậu. Điều khiến anh lo lắng hơn cả là sợ lây bệnh cho vợ. 

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết, đây cũng không phải là tình huống hiếm gặp. Gần đây, các bác sĩ gặp nhiều trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tất cả đều do quan hệ tình dục không an toàn với gái dịch vụ hoặc "đối tác" mới. 

"Có thời điểm trong một ngày có đến 10 bệnh nhân đến khám do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là một điều đáng báo động, nhiều người đang quá thoáng trong vấn đề quan hệ tình dục mà không lường trước nguy cơ", PGS Bắc nói. 

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Ảnh: B.S).

Theo PGS Bắc, bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh có thể lây từ bạn tình qua tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo như HIV, lậu, giang mai... Trong đó, lậu là một bệnh nhiễm khuẩn, do song cầu gram (-) Neisseria gonorrhoeae gây nên. Bệnh thường lây trực tiếp qua quan hệ tình dục không bảo vệ đường âm đạo, hậu môn và sinh dục - miệng.

Biểu hiện bệnh ở nam giới thường là viêm niệu đạo cấp tính, ở nữ là viêm cổ tử cung có thể có hoặc không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Các bộ phận khác cũng có thể bị nhiễm bệnh như hậu môn - trực tràng, họng, mắt… 

Theo bác sĩ, viêm niệu đạo trước là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh lậu ở nam. Khoảng 85% nam bị viêm niệu đạo do lậu sẽ biểu hiện cấp tính với các triệu chứng khó chịu, đái buốt và ra mủ, thường kèm theo phù nề và đỏ miệng sáo. Ra mủ niệu đạo là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh lậu, mủ màu vàng, vàng xanh, số lượng nhiều làm cho người bệnh rất lo lắng. 

Thời gian ủ bệnh là 1-14 ngày, trung bình 2-5 ngày. Khoảng 25% bệnh nhân có triệu chứng không rõ, biểu hiện ra dịch niệu đạo nhưng không nhiều và màu trong, một số trường hợp không có triệu chứng. Tuy nhiên, dù có hay không có triệu chứng mà không được điều trị thì đều có thể xảy ra biến chứng.

Bao cao su giúp phòng ngừa HIV/AIDS, phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tránh thai... (Ảnh minh họa: Times.new)

"Để phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chúng ta cần lưu ý vấn đề tình dục an toàn. Tuy nhiên hiếm người có thói quen luôn mang bao cao su bên mình. Việc luôn sẵn sàng bao cao su giúp hạn chế tối đa việc lây truyền các bệnh lây nhiễm, vì chẳng ai biết trước được các tình huống bất ngờ có thể xảy đến trong cuộc sống", PGS Bắc nói.

Ngoài ra, không có một biện pháp phòng ngừa nào có thể bảo đảm chắc chắn bạn không bị lây các bệnh lý lây lan qua đường tình dục 100%. Vì thế, bạn nên giữ quan hệ tình dục lành mạnh với một bạn tình và người đó cũng hoàn toàn không mắc các bệnh lý lây lan qua đường tình dục. 

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Người tử vong vì uống rượu ngâm rễ cây rừng

Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...

Tin tức 1
Tác dụng của việc ăn nhiều táo đỏ

Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...

Tin tức 1
Chuối có lượng đường cao không?

Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...