Cơ quan chức năng liên tiếp cảnh báo về quảng cáo "nổ"
Việc quảng cáo "nổ" trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông không phải là hiếm gặp. Trang web của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, liên tiếp đăng tải thông tin cảnh báo về việc các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định về quảng cáo (Ảnh chụp màn hình).
Chẳng hạn, ngày 8/4, cục cảnh báo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sâm Plus S'body Green, Vạn Xuân Tố Nữ Plus vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo trên một số website.
Cụ thể, qua công tác hậu kiểm, cục phát hiện website: vanxuantonuplus.vn quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vạn Xuân Tố Nữ Plus, website duocphamthanhmong.com quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sâm Plus S'body Green vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Theo đó, sản phẩm được quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm, quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.
Hai sản phẩm này do Công ty TNHH Dược phẩm Thanh Mong Pharma (địa chỉ: Mỹ Gia 3-24, Vinhomes Bến Đoan, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) công bố, chịu trách nhiệm sản phẩm và đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.
Tuy nhiên, tại buổi làm việc với cục, đại diện công ty khẳng định không thực hiện và không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện quảng cáo 2 sản phẩm trên.
Ghi nhận của PV ngày 11/7, chỉ còn website duocphamthanhmong.com hoạt động. Trên đó không còn sản phẩm Sâm Plus S'body Green, thay vào đó là Sâm Plus Detox x 1000 được quảng cáo là "vua hủy mỡ số 1 Việt Nam".
Sản phẩm Sâm Plus Detox x 1000 được quảng cáo là "vua hủy mỡ số 1 Việt Nam". Ảnh chụp màn hình website duocphamthanhmong.com sáng 11/7.
Trước đó ngày 1/4, Cục cũng cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thập Vị Xoan được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo. Ngày 29/3 là cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shikawa được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo...
Khó khăn trong xử lý vi phạm
Theo Cục An toàn thực phẩm, có một thực tế là khi được mời lên làm việc với Cục, đại diện công ty công bố, chịu trách nhiệm sản phẩm và đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo cho sản phẩm đều khẳng định không thực hiện và không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện hành vi quảng cáo vi phạm đó. Điều này gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm.
Bên cạnh đó cũng theo Cục, hiện nay, trên một số trang mạng xã hội đang có tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu lầm cho người sử dụng.
Đặc biệt là tình trạng lạm dụng hình ảnh của các bác sĩ, dược sĩ có uy tín đã nghỉ hưu để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
Như vậy, việc làm trên (sử dụng hình ảnh của các bác sĩ, dược sĩ có uy tín để quảng cáo), là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực phẩm chức năng không được phép ghi công dụng "điều trị bệnh"
Tại buổi hội thảo ngày 29/5, PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, phải thốt lên: "Một số thông điệp quảng cáo như "dội bom" vào nhận thức của công chúng như cam kết trị dứt điểm, không khỏi không lấy tiền, gia truyền, trị tận gốc, không lo tái phát sau 1 liệu trình, đẩy lùi mọi biến chứng đái tháo đường, đánh bay đái tháo đường type 1, type 2, dứt điểm hoàn toàn huyết áp cao, thần dược, 3 đời gia truyền, thần y…".
PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phát biểu tại hội thảo (Ảnh: T.C).
Theo ông, thực trạng nhức nhối trong ngành thực phẩm chức năng hiện nay là những quảng cáo sai sự thật, lừa gạt, giả mạo, quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm, quảng cáo mơ hồ gây hiểu nhầm, quảng cáo nhắm vào các đối tượng nhạy cảm như bệnh nhân ung thư.
Thống kê của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho thấy, có tới 80% các quảng cáo trong lĩnh vực phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gây bức xúc hiện nay trên môi trường internet, mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử... là "trá hình" thực phẩm chức năng.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm, Bộ đã yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Tiktok, Youtube… nỗ lực kiểm soát quảng cáo.
Bất chấp những nỗ lực của cơ quan quản lý, tình trạng quảng cáo sai sự thật, cố tình gây hiểu nhầm chức năng... vẫn đeo bám người dùng.
Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...
Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...
Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...