Tại sao nên uống nước đỗ đen mỗi ngày?

Lợi ích sức khỏe của đỗ đen

Đỗ đen hay đậu đen là một loại đậu sẵn có, chứa nhiều protein, có thể được chế biến thành nhiều món ăn. Đậu đen có nhiều carbohydrate nhưng chúng ở dạng tinh bột và chất xơ nên được tiêu hóa chậm và có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Theo Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K, đậu đen rất giàu carbohydrate và chúng cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời (4gr chất xơ/100gr) (gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan). Đậu đen có rất ít chất béo, hầu hết chất béo là chất béo không bão hòa nhiều nối đôi. Một nửa chén đậu đen có 90mg axit béo omega-3 và 108mg axit béo omega-6.

Đậu đen mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe (Ảnh: N.P).

Đậu đen là nguồn cung cấp protein, với 7gr protein trong một khẩu phần nửa chén. Ngoài ra, đậu đen còn chứa nhiều folate, vitamin B1, mangan và magie. Trong 100gr đậu đen có 6,1mg sắt. Theo khuyến nghị của "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2020-2025", chúng ta nên ăn 3 chén đậu đỗ (740gr) mỗi tuần.

Việc tiêu thụ đậu đen đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đậu đen đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư do chất flavonoid có trong vỏ hạt của chúng.

Có 8 loại flavonoid khác nhau đã được tìm thấy trong vỏ hạt và 3 trong số đó là anthocyanin. Flavonoid về cơ bản là các sắc tố dinh dưỡng thực vật tạo màu có chức năng như chất chống oxy hóa trong cơ thể để chống lại bệnh tật và các gốc tự do. Đậu đen chứa saponin, có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên và lây lan khắp cơ thể.

Việc tiêu thụ chất xơ từ trái cây và rau quả như đậu đen có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Đậu đen cũng chứa nhiều folate, đóng vai trò trong quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA, do đó ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư từ các đột biến trong DNA.

Ngoài ra, nhờ lượng chất xơ cao, nên chế độ ăn có các loại đậu đỗ cũng sẽ giúp duy trì cân nặng và hỗ trợ giảm cân. Nó cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Có nên uống nước đỗ đen hằng ngày?

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 3, cho biết, theo y học cổ truyền, đậu đen hay đỗ đen vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu. Thành phần hóa học của đỗ đen khá đa dạng nên có nhiều tác dụng như trị đau lưng, chữa mất ngủ, táo bón, bồi bổ phụ nữ sau sinh hoặc giúp giảm cân.

"Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên uống nước đỗ đen 2-3 lần/tuần, với lượng 100-250ml/lần. Bạn không nên uống nước đỗ đen thay nước uống hàng ngày vì đậu đen chứa phytate, gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho, có thể dẫn tới thiếu máu, loãng xương", BS Vũ nhấn mạnh.

Người có bệnh tiểu đường không nên pha đường vào nước đỗ đen. Loại nước này cũng có tác dụng lợi tiểu, nên người có bệnh thận cần thận trọng khi sử dụng, nên ăn uống theo lời khuyên của thầy thuốc.

Ngoài ra, người mắc bệnh viêm đại tràng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đỗ đen. Hàm lượng protein trong nó rất cao khiến cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu khó tiêu thụ hết, từ đó dẫn đến chứng đầy, đau bụng.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Người tử vong vì uống rượu ngâm rễ cây rừng

Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...

Tin tức 1
Tác dụng của việc ăn nhiều táo đỏ

Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...

Tin tức 1
Chuối có lượng đường cao không?

Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...