Hồi ức về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng của một bác sĩ

Kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của bác sĩ "Hà Khắc Tiến"

Trong suy nghĩ của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên Trưởng Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam.

Theo bà, khi là người đứng đầu Đảng, Tổng Bí thư luôn dành sự quan tâm và tình cảm tốt đẹp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và cán bộ ngành y tế. Khi là bệnh nhân, Tổng Bí thư là một bệnh nhân kiên nhẫn, kỷ luật, tuân thủ nghiêm túc, cần mẫn các chỉ định y khoa và luôn quý trọng, tin tưởng với tình cảm chân thực với các thầy thuốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến (Ảnh: FB nhân vật).

Khi còn công tác ở Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và hội đồng chuyên môn, PGS Tiến được giao nhiệm vụ chủ trì các cuộc hội chẩn chuyên môn.

Hội đồng gồm nhiều chuyên gia đầu ngành của hầu hết các chuyên khoa để đưa ra phác đồ về chế độ dinh dưỡng, vật lý trị liệu, đông y, tây y, chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt rất nghiêm ngặt và chặt chẽ nhằm phục hồi khả năng vận động, đi lại và làm việc bình thường cho Tổng Bí thư. 

Và ở thời khắc này, khi Tổng Bí thư đã ra đi, PGS Tiến cũng bồi hồi nhớ lại những ngày tháng theo dõi, giám sát phác đồ các loại trị liệu khi đó.

"Đó là một bệnh nhân dễ chịu, hiền hòa, lạc quan, cố gắng hết sức để tuân thủ phác đồ điều trị khắt khe, vất vả. Bác nói đùa là chúng tôi quá hà khắc với bác và gọi tên đồng chí Lợi, chuyên gia vật lý trị liệu là Hà Khắc Lợi, còn tôi thì bác gọi là Hà Khắc Tiến", nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ. 

Ngày đó, các y bác sĩ giám sát chặt chẽ cả mâm cơm ăn tối của Tổng Bí thư làm bác lo, bác giở lồng bàn lên và nói "Thức ăn đúng như chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ quy định". 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với cán bộ y tế Bệnh viện K nhân kỷ niệm 58 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, PGS Tiến đứng thứ 2 từ phải sang (Ảnh: FB nhân vật).

"Cục quản trị Văn phòng Trung ương thương bác, muốn điều chỉnh chế độ ăn, nhưng tôi không đồng ý. Lúc đó và bây giờ nghĩ lại chúng tôi vẫn thương bác vì chúng tôi mong muốn bác sớm bình phục đi lại bình thường.

Hội đồng chuyên môn thấy bác khá căng với phác đồ điều trị, nên sau họp hội chẩn chúng tôi lại ghé thăm bác, chuyện trò và còn hát cho bác nghe, bác rất thích và bác cùng hát luôn. Bác cũng thuộc các bài hát đó… và còn nhiều kỷ niệm khác…", PGS Tiến nhớ lại. 

Trong ký ức của bà, với nghị lực phi thường của bản thân, sự nỗ lực của chuyên môn và các cộng sự, thời điểm đó Tổng Bí thư đã ngồi họp, viết, đọc và đi lại khá bình thường. Tuy nhiên, giờ bác đã đi xa. 

Nghị lực, tinh thần làm việc quên mình

Trong khi đó, với GS.TS Nguyễn Lân Việt, điều khiến ông ngưỡng mộ nhất ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nghị lực, tinh thần làm việc quên mình. Dù đang rất mệt nhưng chỉ cần sức khỏe ổn định một chút, Tổng Bí thư vẫn tranh thủ làm việc, kể cả khi đang nằm trên giường bệnh.

GS Việt là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng chuyên môn, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ miền Bắc và là một trong những y bác sĩ được giao trọng trách chăm sóc sức khỏe cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời gian qua. 

Ngày 1/4/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Ảnh: BV).

"Chúng tôi hơi lo là xong phần ăn, uống thuốc chữa bệnh, Tổng Bí thư lại ngồi vào bàn đọc tài liệu, chỉ đạo nhiều công việc. Tổng Bí thư nói với tôi là "Tôi rất cảm ơn các bác sĩ, nhưng mong các bác sĩ hiểu cho là tôi vừa chữa bệnh, vừa phải làm việc". Nhiều lúc mệt lắm nhưng Tổng Bí thư vẫn cố, nhiều khi ăn phải cố ăn để có sức khỏe vì chúng tôi yêu cầu dinh dưỡng là phải cố", GS Việt nhớ lại.

Đặc biệt, khi các bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm này, cho thuốc này, thuốc kia…, Tổng Bí thư luôn nói câu "Tuân chỉ". 

Điều thứ hai mà GS Việt cũng như nhiều y bác sĩ cảm nhận được là Tổng Bí thư là con người rất đặc biệt, giản dị, vui vẻ.

"Tổng Bí thư nói chuyện cũng rất dí dỏm, vui vẻ, rất lạc quan dù đang phải nằm viện", GS Việt chia sẻ.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Người tử vong vì uống rượu ngâm rễ cây rừng

Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...

Tin tức 1
Tác dụng của việc ăn nhiều táo đỏ

Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...

Tin tức 1
Chuối có lượng đường cao không?

Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...