Hôm 20/7, Bệnh viện FV phối hợp với Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, cùng với sự cố vấn của Tập đoàn y tế Thomson (Singapore) tổ chức hội thảo "Tiếp cận và điều trị toàn diện ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ".
Hội thảo đánh dấu sự khởi đầu cho chiến lược và kế hoạch "mang y học Singapore đến Việt Nam" mà Bệnh viện FV đang thực hiện, sau khi trở thành thành viên của Tập đoàn Y tế Thomson.
Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả và báo cáo viên là chuyên gia tai mũi họng, hàm mặt, ngoại khoa, dinh dưỡng, trong đó có bác sĩ Barrie Tan - chuyên gia phẫu thuật tai mũi họng và đầu cổ nổi tiếng tại Singapore.
Hơn 300 bác sĩ từ 25 bệnh viện ở 9 tỉnh thành của Đồng bằng sông Cửu Long đã tham dự hội thảo và lắng nghe các bài báo cáo từ các diễn giả, nổi bật trong số đó là bài trình bày của bác sĩ Barrie Tan.
Bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Tổng giám đốc Bệnh viện FV cho biết: "Sự hiện diện của bác sĩ Barrie Tan - chuyên gia phẫu thuật tai mũi họng và đầu cổ rất nổi tiếng của Singapore chứng minh cho cam kết của chúng tôi. Chúng tôi đã lựa chọn và mời được các chuyên gia hàng đầu Singapore về FV để không chỉ đào tạo nâng cao chất lượng chuyên môn và chăm sóc bệnh nhân tại FV, tham gia các hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến đang được áp dụng tại Singapore mà còn đến FV để khám, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân tại Việt Nam".
Tại hội thảo lần này, các chuyên gia đã cùng đưa ra nhiều phương pháp điều trị mới và toàn diện nhất cho căn bệnh nguy hiểm "ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ". Đây là một trong chuỗi các hoạt động đào tạo y khoa liên tục dành cho các bác sĩ được Bệnh viện FV tổ chức, các bác sĩ tham gia sẽ chính thức nhận được chứng chỉ và tín chỉ theo quy định.
Bác sĩ Vũ Trường Sơn - Phó píam đốc Y khoa Bệnh viện FV phát biểu khai mạc hội thảo.
Hội thảo có sự tham dự của gần 300 bác sĩ đến từ 25 bệnh viện của 9 tỉnh thành phía Nam.
Ngưng thở khi ngủ: cần phối hợp đa chuyên khoa để điều trị đúng
Trong bài báo cáo, TS. BS. Võ Công Minh - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện FV, cho biết một thống kê gần đây ở Việt Nam cho thấy 8,5% dân số mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, tăng tỷ lệ tai nạn lao động, tai nạn giao thông, giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong lên gấp 3 lần trong vòng 15 năm.
TS.BS. Võ Công Minh khẳng định do bệnh ngưng thở khi ngủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi về lối sống, thừa cân, béo phì và các bệnh lý mạn tính khác, nên để có được hiệu quả điều trị tối ưu phải phối hợp đa chuyên khoa, đa phương pháp.
Đối với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, trước tiên bệnh nhân cần được các bác sĩ tai mũi họng tầm soát và đánh giá đường hô hấp trên thông qua kiểm tra kết quả đa ký khi ngủ, được thực hiện dưới 12 tháng hoặc khám tai mũi họng toàn diện và nội soi.
Ngoài ra, các phương pháp khảo sát khác cũng có thể được áp dụng như X-ray, Fluoroscopy, CT Scan, MRI, đo phân tích sọ mặt hay phương pháp CT scan cone beam 3D cho phép đo đạc thể tích toàn bộ đường hô hấp trên - đây là phương pháp mới nhất mới được Bệnh viện FV triển khai. Từ kết quả tầm soát, các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số AHI (chỉ số ngưng thở khi ngủ) để chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân hay là điều trị nội khoa.
TS.BS. Võ Công Minh - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện FV.
"Trong thời gian tới, FV sẽ đưa thêm kỹ thuật kích thích điện thần kinh hô hấp trên để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ", bác sĩ Minh cho biết.
Một nguyên nhân khác của hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể do cấu trúc xương hàm phát triển bất thường (lùi hàm), gây hẹp hoặc tắc đường thở khi ngủ. Và như vậy, việc điều trị hội chứng này sẽ cần có thêm sự tham gia của chuyên gia phẫu thuật hàm mặt.
TS.BS. Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng khoa Nha và Phẫu Thuật Hàm Mặt, Bệnh viện FV đã trình bày phương pháp phẫu thuật hàm mặt và can thiệp nha khoa trong điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy.
Theo đó, bệnh nhân có thể được chỉ định đeo khí cụ nha khoa để giúp đẩy trượt hàm dưới ra trước khi ngủ nhằm ngăn lùi hàm dưới gây hẹp, tắc đường thở thường được chỉ định trong các trường hợp: ngủ ngáy nguyên phát, ngưng thở khi ngủ mức độ nhẹ đến mức độ trung bình và tình trạng ngủ ngáy, hội chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan đến tư thế ngủ.
TS.BS. Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng khoa Nha và Phẫu thuật Hàm Mặt, Bệnh viện FV.
Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp phẫu thuật cắt trượt xương hàm trên và xương hàm dưới ra trước, phương pháp này cho thấy hiệu quả cao.
Tại hội thảo, ThS.BS CKII Nguyễn Viết Quỳnh Thư - Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện FV mang đến các kiến thức và kinh nghiệm của chuyên khoa dinh dưỡng đối với căn bệnh này.
Bác sĩ Thư cho biết, béo phì là một yếu tố nguy cơ chính gây chứng ngưng thở khi ngủ do tắt nghẽn hay còn gọi là OSA, cứ trọng lượng cơ thể tăng 10% thì nguy cơ mắc OSA tăng gấp 6 lần.
Do vậy việc giảm cân là hết sức quan trọng, giúp người bệnh giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ. Để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, người béo phì cần áp dụng các biện pháp giảm cân, đó là tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện khoa học và kết hợp dùng thuốc khi cần.
ThS.BS. CKII Nguyễn Viết Quỳnh Thư - Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện FV.
Trong trường hợp bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao (BMI>35 hoặc BMI>30 có kèm nhiều bệnh nền), việc giảm cân bằng dinh dưỡng, tập luyện và dùng thuốc không đáp ứng, có thể cân nhắc áp dụng phương pháp phẫu thuật thu nhỏ dạ dày.
Theo ThS.BS CKII Phan Văn Thái - Trưởng khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện FV, một nghiên cứu cho thấy trong số 14.000 bệnh nhân thực hiện phẫu thuật thu nhỏ dạ dày giảm cân cho thấy khả năng cải thiện ngưng thở khi ngủ khá tốt, từ 77-86%.
ThS.BS.CKII Phan Văn Thái - Trưởng khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện FV.
FV là một trong những bệnh viện đầu tiên thực hiện phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống. Từ 1/2017 -12/2023, FV thực hiện thành công cho 31 trường hợp. Số liệu theo dõi trong 12 tháng cho thấy: trước mổ BMI trung bình là 37,5, sau 12 tháng thì BMI trung bình là 25 và 3 tháng sau mổ trọng lượng cơ thể giảm trung bình 20kg, 12 tháng sau mổ giảm trung bình 35kg.
"Đối với ngưng thở khi ngủ ở bệnh nhân béo phì, sau khi mổ 6 tháng có 3 trong 4 bệnh nhân không còn cần mang máy thở áp lực dương trong lúc ngủ, sau 12 tháng cả 4 bệnh nhân đều không cần mang máy thở áp lực dương khi ngủ", bác sĩ Thái cho biết.
Đến với hội thảo lần này, bác sĩ Barrie Tan - chuyên gia phẫu thuật tai mũi họng và đầu cổ, Bệnh viện Gleneagles, Singapore trình bày về "Phẫu thuật tai và cấy ghép thính giác - công nghệ và xu hướng mới nhất".
Bác sĩ Barrie Tan đã cập nhật những kỹ thuật cao trong điều trị rối loạn khả năng nghe. Bài trình bày của ông được đánh giá cao bởi đây là một lĩnh vực điều trị còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
Sự góp mặt quan trọng của bác sĩ Barrie Tan đã khẳng định cho nỗ lực và chiến lược "mang y học Singapore đến Việt Nam" mà Bệnh viện FV đang thực hiện.
Bác sĩ Barrie Tan - chuyên gia phẫu thuật tai mũi họng và đầu cổ, Bệnh viện Gleneagles, Singapore.
Tại hội nghị, bác sĩ Vũ Trường Sơn chia sẻ: "Từ khi sáp nhập với Tập đoàn Y tế Thomson, chúng tôi có thêm cơ hội để mời các chuyên gia hàng đầu, kỹ thuật cao của họ đến đây để cập nhật không chỉ cho các bác sĩ của FV mà còn cho cộng đồng y tế Việt Nam học hỏi thêm những kinh nghiệm, kỹ năng và những kỹ thuật tiên tiến từ đất nước bạn. Tương lai không xa, nhiều bác sĩ Singapore sẽ tham gia đội ngũ FV để cùng chúng tôi tiếp tục sứ mệnh mang dịch vụ y tế quốc tế cho bệnh nhân Việt Nam".
Các diễn giả giải đáp những câu hỏi của khách tham dự hội thảo.
Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...
Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...
Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...