Nhiều người Việt bị ám ảnh vì căn bệnh 'khó nói

Mất ăn mất ngủ vì tưởng bị ung thư

Chị Minh (45 tuổi, Vĩnh Phúc, tên nhân vật đã được thay đổi) đến khám với biểu hiện ra máu tươi theo phân. Trước đó, thấy búi trĩ sa xuống nhưng sau nó tự co lên được, chị cũng không thấy đau hay bất tiện gì trong sinh hoạt hằng ngày nên cũng kệ. Gần đây, chị thấy đi ngoài ra máu tươi theo phân nên cũng hơi hoảng, nghĩ qua một thời gian sẽ hết.

Tuy nhiên, trong một lần xét nghiệm, chị thấy chỉ số ung thư như CA 72-4 và CEA đều tăng so với bình thường. Sợ mắc bệnh ung thư nên chị quyết định đến viện khám. 

"Thực sự là tôi lo đến mất ăn mất ngủ, chỉ sợ bị ung thư. May mắn là tôi chỉ bị trĩ", chị Minh thở phào nói. 

TS.BS Hà Mạnh Cường, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương (Hà Nội), cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán bị trĩ hỗn hợp. Bệnh nhân đến viện chưa quá muộn, chưa cần thiết mổ cắt búi trĩ mà có thể tiêm xơ để búi trĩ tự co lên. Phương pháp này đơn giản, ít tốn kém, bệnh nhân lại đỡ đau đớn. 

Không may mắn như chị Minh, chị Tuyết (37 tuổi, Hà Nội, tên nhân vật đã được thay đổi) vào viện trong tình trạng búi trĩ sa ra ngoài, hoại tử đen. 

Trước đó, dù chưa đi khám nhưng chị cũng biết mình bị trĩ vì mỗi khi đi ngoài chị thấy búi trĩ sa xuống phải dùng tay đẩy vào trong. Gần đây thấy khó chịu, tuy nhiên thay vì đến bệnh viện khám chị đến một thầy lang được quảng cáo trên mạng là điều trị dứt điểm trĩ.

Tại đây, chị được cho thuốc về bôi, đắp lá. Tuy nhiên, 20 ngày sau, bệnh không khỏi mà chị thấy búi trĩ hoại tử đen, gây đau đớn nên phải vào viện. 

TS Cường cho biết, trong trường hợp này, tình trạng hoại tử đen của búi trĩ không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng khiến người bệnh đau đớn. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt búi trĩ sa hoại tử. 

Để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như giảm đau, các bác sĩ thường phối hợp nhiều phương pháp điều trị (Ảnh: N.P).

Gia tăng số ca mắc bệnh trĩ

Trĩ là các đệm mạch máu nằm trong ống hậu môn, ở dưới niêm mạc có tác dụng đóng kín lỗ hậu môn, bản chất là tổ chức bình thường. Tuy nhiên, theo thời gian, dưới sự tác động của nhiều yếu tố nó bị sưng, phù, viêm, ra máu, sa lồi, trở thành trĩ bệnh lý. Bệnh trĩ là hiện tượng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn, đây là một bệnh lành tính. 

"Hiện nay chưa có thống kê một cách chính thống về tỷ lệ mắc bệnh chung trong dân số. Tuy nhiên, người xưa có câu "thập nhân cửu trĩ", nghĩa là cứ 10 người thì có đến 9 người mắc trĩ. Điều đó để thấy mức độ phổ biến của bệnh này tại nước ta. Về phân loại, bệnh trĩ có trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trong đó đa số mắc trĩ hỗn hợp", TS Cường phân tích. 

Theo bác sĩ, hiện bệnh có xu hướng gia tăng về số mắc. Điều này là do ngày nay chúng ta ăn nhiều hơn, uống rượu bia nhiều, thói quen ăn gia vị cay nóng, cuộc sống bận rộn hơn, áp lực công việc nhiều, ngồi nhiều…

Bên cạnh đó, độ tuổi mắc bệnh cũng trẻ hóa. Trước đây, bệnh thường gặp ở độ tuổi 18-20 trở lên, thì nay độ tuổi này có xu hướng hạ xuống thấp, trên 12 tuổi đã có thể bị trĩ, thậm chí có trẻ 3-4 tuổi đã mắc trĩ dù không nhiều, chỉ vài trường hợp. Bệnh phổ biến hơn ở nhóm người trong độ tuổi lao động 25-60 tuổi. 

Triệu chứng của bệnh trĩ 

TS Cường cho biết thêm, có 3 triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Thứ nhất là đại tiện ra máu, đặc điểm là máu đỏ tươi, không lầy nhầy máu cá (để phân biệt với trường hợp do polyp, do u). Trường hợp nhẹ thì máu thấm vào giấy vệ sinh, nặng hơn thì máu nhỏ thành giọt vào bồn cầu, nặng nhất thì phun thành tia khi đi đại tiện. 

TS.BS Hà Mạnh Cường, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương (Ảnh:N.P).

Thứ 2 là búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Với người bị trĩ ngoại, búi trĩ ở ngoài, người bệnh có thể tự sờ thấy. Trong khi đó trĩ nội có 4 độ sa, độ 1 là búi trĩ không sa, chỉ ra máu, độ 2 là búi trĩ sa và tự co lên, độ 3 là búi trĩ sa mà người bệnh phải dùng tay tác động lực đẩy búi trĩ lên, độ 4 là khi dùng tay đẩy lên nhưng búi trĩ không thể quay trở lại bên trong mà sa ra ngoài liên tục.

Triệu chứng phổ biến thứ 3 là đau hậu môn. Nếu người bệnh chỉ bị trĩ đơn thuần, họ chỉ khó chịu, hơi tức, cảm giác bận bận một tí, về cơ bản không đau. Trường hợp bị biến chứng tắc mạch sẽ đau hơn rất nhiều. 

Cũng theo bác sĩ, chỉ định điều trị với trĩ ngoại là cắt búi trĩ sa ra ngoài. Với trĩ nội, chỉ định điều trị có 3 cấp độ, nhẹ và đơn giản nhất là điều trị nội khoa, dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt làm việc. Cấp độ cao hơn nữa là điều trị bằng thủ thuật (như tiêm xơ triệt mạch trĩ, thắt vòng cao su), sau đó là phẫu thuật, hiện nay có rất nhiều các kỹ thuật, phương pháp, phương tiện mổ trĩ khác nhau được áp dụng.

Để đạt hiệu quả cao, bác sĩ thường chỉ định điều trị nội khoa, tiểu phẫu cho trĩ nội độ 1,2, trong khi đó, thủ thuật tiêm xơ triệt mạch trĩ chỉ định có thể rộng hơn với trường hợp chớm sang độ 3. 

"Nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh khi mổ cắt trĩ là có thể gây đau sau mổ. Tuy nhiên, hiện giờ bác sĩ phối hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả cao nhất, lại ít đau đớn, giảm tối đa biến chứng.

Chẳng hạn với bệnh nhân có 5 búi trĩ, bác sĩ sẽ không cắt hết mà tính toán xem cắt búi trĩ nào, búi trĩ nào có thể can thiệp kỹ thuật phối hợp như khâu triệt mạch, tiêm xơ triệt mạch trĩ để búi trĩ tự co lại, cắt như thế nào để tránh biến chứng hẹp hậu môn…" TS Cường nói.  

Điều quan trọng là nếu bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa khám sớm thì thậm chí không cần phải mổ cắt trĩ. Khi đó, người bệnh có nhiều sự lựa chọn điều trị, giảm thiểu đau đớn, chi phí điều trị cũng rẻ hơn. Với thủ thuật tiêm xơ triệt mạch trĩ, người bệnh có thể về luôn trong ngày, không đau đớn, không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt, làm việc hằng ngày. 

"Trong điều trị bệnh trĩ, điều trị không mổ là tốt nhất, nếu phải mổ thì ưu tiên áp dụng các phương pháp ít xâm lấn, nếu bắt buộc phải áp dụng phương pháp xâm lấn để mổ thì cố gắng bảo tồn tối đa. Ngoài ra, nên phối hợp các phương pháp một cách hợp lý để phát huy tối đa ưu điểm của mỗi phương pháp, từ đó mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh", TS Cường nhấn mạnh. 

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Người tử vong vì uống rượu ngâm rễ cây rừng

Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...

Tin tức 1
Tác dụng của việc ăn nhiều táo đỏ

Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...

Tin tức 1
Chuối có lượng đường cao không?

Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...