Ánh sáng xanh thực ra là gì?
Ánh sáng xanh là một phần của quang phổ ánh sáng khả kiến. Ánh sáng mặt trời là nguồn mạnh nhất chứa ánh sáng xanh. Các thiết bị điện tử, chẳng hạn như điện thoại, máy tính xách tay và TV… cũng phát ra ánh sáng xanh, dù ở mức thấp hơn mặt trời khoảng 100 đến 1.000 lần.
Vì chúng ta đang dành quá nhiều thời gian sử dụng các thiết bị này nên tác động của ánh sáng xanh đến sức khỏe, trong đó mắt và giấc ngủ là không hề nhỏ. Bên cạnh đó, ánh sáng xanh còn gây tổn hại cho da.
Ánh sáng xanh ảnh hưởng xấu đến da như thế nào?
Bằng chứng về tác hại của ánh sáng xanh đối với da ngày càng nhiều.
Đầu tiên, ánh sáng xanh có thể làm tăng sắc tố da. Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể kích thích sản xuất melanin, sắc tố da tự nhiên tạo nên màu da. Vì thế quá nhiều ánh sáng xanh có thể gây sản xuất melanin quá mức, dẫn đến các đốm sạm màu trên da, đặc biệt là ở những người có màu da sẫm.
Ánh sáng do màn hình smartphone phát ra gây nhiều tác hại hơn bạn tưởng ̣̣(Ảnh minh họa: Getty).
Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ánh sáng xanh có thể phá hủy collagen, một loại protein vô cùng quan trọng cho cấu trúc của da, và có thể làm tăng nhanh tốc độ lão hóa, hình thành vết nhăn da.
Tuy vậy, với đa số mọi người, nếu để thiết bị ở cách xa da hơn 10cm thì có thể giảm tác động của ánh sáng xanh 100 lần. Vì thế, tác động này không đáng kể.
Ánh sáng xanh có thể gây khó ngủ, vì thế mà ảnh hưởng xấu đến da. Nếu vùng da quanh mắt bị xỉn màu hoặc sưng, thì rõ ràng là do tác hại của ánh sáng xanh, nhưng vì chúng ta biết rằng ánh sáng xanh có ảnh hưởng đến giấc ngủ nên da mắt xỉn màu hoặc sưng cũng là do thiếu ngủ.
Điều này được giải thích như sau: Ánh sáng xanh đặc biệt hiệu quả trong việc ức chế sản xuất melatonin. Melatonin là hormone tự nhiên được tiết ra để báo hiệu khi nào cần ngủ và giúp điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ.
Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị trước khi đi ngủ sẽ khiến melatonin bị ức chế sản sinh, và giấc ngủ tự nhiên của bạn sẽ bị ảnh hưởng, bạn sẽ khó ngủ hơn và ngủ không sâu, không đủ.
Bản chất mang tính kích thích của các nội dung xuất hiện trên màn hình cũng làm gián đoạn giấc ngủ. Các thông tin trên mạng xã hội, các trò chơi điện tử hoặc thậm chí email công việc có thể khiến bộ não hoạt động và tỉnh táo, cản trở quá trình chuyển sang trạng thái ngủ.
Các vấn đề lâu dài về giấc ngủ cũng có thể làm trầm trọng thêm sức khỏe của da, ví dụ như xuất hiện trứng cá, mề đay hoặc dị ứng da đỏ.
Giấc ngủ bị suy giảm có thể làm tăng mức độ cortisol trong cơ thể, một loại hormone phá vỡ collagen, mà collagen lại là protein có vai trò giữ cho da săn chắc. Thiếu ngủ cũng làm da mất khả năng bảo vệ tự nhiên vốn có, khiến cho da dễ bị khô và bị tổn thương trước các tác động của môi trường.
Dưỡng da có bảo vệ được bạn không?
Ngành công nghiệp làm đẹp da đã tận dụng tâm lý lo lắng về ánh sáng xanh và quảng cáo nhiều sản phẩm bảo vệ da như xịt khoáng, huyết thanh và son dưỡng.
Từ góc độ thực tiễn, nghiên cứu nhận định chỉ những người bị tăng sắc tố da nghiêm trọng - tức là bị nám - mới cần quan tâm đến ảnh hưởng của ánh sáng xanh đối với da. Khi đó, da cần được bảo vệ tốt trước mọi loại ánh sáng nhìn thấy được và vào mọi lúc.
Những sản phẩm duy nhất có hiệu quả tuyệt đối là những sản phẩm chặn được mọi loại ánh sáng, hay có thể nói là các loại kem chống nắng gốc khoáng chất hoặc một số mỹ phẩm đặc biệt.
Nếu khi bôi những loại kem này mà bạn không nhìn thấy da thật nữa thì khi đó những loại kem này mới có hiệu quả. Tuy nhiên, không có thử nghiệm nào khẳng định về các sản phẩm như vậy bên ngoài phòng thí nghiệm, vì thế việc đánh giá hiệu quả là không tuyệt đối.
Bạn có thể làm gì để giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng xanh?
Có một số cách đơn giản để giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh, nhất là vào ban đêm: Bật "chế độ ban đêm" cho thiết bị của bạn hoặc dùng ứng dụng lọc ánh sáng xanh; giảm thời gian sử dụng thiết bị trước khi đi ngủ và tạo thói quen đi ngủ đúng giờ để tránh các tác hại đối với sức khỏe của da.
Hãy giữ điện thoại hoặc thiết bị khác ở xa da để giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng xanh; dùng kem chống nắng, vì kem chống nắng khoáng chất có chứa titanium dioxide và oxide sắt có tác dụng bảo vệ da trước ánh sáng xanh.
Nói tóm lại, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh có liên quan đến các vấn đề của da, nhất là tình trạng nám da của những người có màu da sẫm. Tuy vậy, các nghiên cứu sâu hơn vẫn đang được thực hiện để có thêm kết luận.
Mặc dù việc chăm sóc da có vẻ có tác dụng để hạn chế tác hại của ánh sáng xanh, nhưng vẫn cần có thêm thí nghiệm kiểm tra để khẳng định điều này.
Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...
Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...
Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...