Nguy hiểm sức khỏe khi nuôi hàu trên lốp cao su

Như Dân trí đã đưa tin, nhiều năm nay, sông Rác, đoạn tiếp giáp với cửa biển Cẩm Nhượng, chảy qua địa phận thôn 2 và thôn 4 xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bị nhiều hộ dân chiếm dụng trái phép.

Các hộ dân đã chôn hàng nghìn cọc bê tông xuống nhiều vị trí trên lòng sông, cố định lốp xe và dây thừng tại đây để nuôi hàu.

Sông Rác ở Hà Tĩnh bị hơn 10 hộ dân chiếm dụng trái phép, chôn hàng nghìn cọc bê tông để nuôi hàu (Ảnh: Dương Nguyên).

Sau khi bài viết được đăng tải, hình ảnh hàu được nuôi trên hàng nghìn lốp xe cao su nhận được nhiều ý kiến quan ngại về nguy cơ sức khỏe và môi trường.

Về vấn đề này, TS Lê Việt Dũng, Trưởng Bộ môn Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trên thực tế, việc nuôi hàu trên lốp xe cao su đã được ghi nhận ở nước ta từ năm 2016 tại một số tỉnh thành.

"Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể khẳng định việc ăn hàu được nuôi trên lốp cao su có gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không. Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành", TS Dũng cho hay.

Về việc nuôi hàu trên lốp cao su, hiện tại có ghi nhận việc hàu lớn chậm hơn và tốc độ lọc chậm hơn so với các phương pháp nuôi được khuyến cáo.

Tuy nhiên, theo chuyên gia này, trong lĩnh vực thủy sản, nuôi hàu trên lốp cao su là phương pháp không được khuyến nghị. Chi cục thủy sản tại các tỉnh thành đều khuyến cáo người dân nuôi trồng hàu trên các giá thể như: tre, đóng cọc treo dây, nuôi trên giàn…

Điển hình như tại Vân Đồn, Quảng Ninh, người dân thường sử dụng phương pháp dây treo để nuôi hàu.

Trước đây, theo TS Dũng, tại Mỹ đã từng thực hiện dự án đưa rất nhiều lốp xe cao su cũ xuống biển để làm rạn san hô nhân tạo. Tuy nhiên, dự án này sau đó đã thất bại.

Các hộ dân đã chôn hàng nghìn cọc bê tông xuống nhiều vị trí trên lòng sông, cố định lốp xe và dây thừng tại đây để nuôi hàu (Ảnh: Dương Nguyên).

Các chuyên gia nước sở tại cũng bày tỏ nghi ngại lốp cao su sau thời gian dài sẽ phôi nhiễm ra nước biển gây ô nhiễm môi trường.

Sau dự án này, các nước trên thế giới rất hạn chế việc đưa lốp xe cao su xuống biển. Bên cạnh đó, theo TS Dũng, trong số các nước có ngành nuôi trồng hàu phát triển trên thế giới cũng không ghi nhận phương pháp nuôi trên lốp cao su.

"Để đánh giá về khía cạnh môi trường và sức khỏe với phương pháp nuôi trồng này hiện vẫn đang có nhiều tranh cãi và chưa có bằng chứng khoa học để kết luận chắc chắn 100%", TS Dũng phân tích.

Theo TS Dũng đã có các nghiên cứu chỉ ra lốp xe khi sử dụng để di chuyển sẽ sinh ma sát tạo ra các vi hạt cao su. Lốp xe cao su cũ hiện vẫn chưa có cách xử lý hiệu quả. Do đó, trong bức tranh chung, ô nhiễm vi hạt cao su cũng là một vấn đề nhức nhối tương tự như ô nhiễm vi nhựa.

Một thách thức khác, TS Dũng chỉ ra, trong cao su làm lốp được bổ sung nhiều hợp chất. Do đó, trong quá trình phân hủy sẽ phát tán ra cả những hợp chất này. Điều này gây khó khăn trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm, nguy hại vì có quá nhiều các hợp chất cần kiểm tra.

"Đáng chú ý, một nghiên cứu đánh giá trong 15 năm chỉ ra, vi hạt cao su có ảnh hưởng xấu đến cá hồi", TS Dũng phân tích.

Hàu là loài động vật nhuyễn thể sống ở bờ biển, các vách đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển….

Hàu có thể lọc và làm sạch nước thông qua quá trình hô hấp và ăn lọc của mình, từ đó giúp nước biển trong hơn. Nhờ vậy, ánh sáng mặt trời dễ xuyên qua nước hơn từ đó tạo điều kiện cho thực vật thủy sinh ở đáy biển phát triển tốt hơn.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ đã từng công bố rằng một con hàu có thể lọc 227 lít nước mỗi ngày.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Người tử vong vì uống rượu ngâm rễ cây rừng

Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...

Tin tức 1
Tác dụng của việc ăn nhiều táo đỏ

Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...

Tin tức 1
Chuối có lượng đường cao không?

Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...