Đâu là lượng phở phù hợp cho người Việt?

Một bát phở có thể cung cấp hơn 620 calo

Phở là món ăn truyền thống, mang đậm hồn Việt. Đặc biệt, vừa qua, phở Nam Định và phở Hà Nội được ghi vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia theo quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sự kiện này tạo nên trào lưu trải nghiệm món ăn "di sản" với người dân địa phương và cả khách du lịch quốc tế.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi bát phở thường chứa 300-700 calo, tùy vào loại phở, lượng thịt, bánh phở và các thành phần khác (Ảnh: Minh Nhân).

Tuy nhiên, khi thưởng thức hương vị đậm đà, thơm ngon của một bát phở, bạn có bao giờ tự hỏi: Để tiêu hao hết lượng calo từ món ăn này, mình phải vận động như thế nào?

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi bát phở thường chứa 300-700 calo, tùy vào loại phở, lượng thịt, bánh phở và các thành phần khác.

Chẳng hạn, một bát phở bò chín, phở bò tái hay phở gà có thể chứa khoảng 270-360 calo. Tuy nhiên, với những loại phở được chiên, xào, hầm thì sẽ có lượng calo cao hơn. Điển hình, một bát phở bò sốt vang, phở bò tái lăn, phở bò xào, phở xào tim cật, phở vịt quay chứa lượng calo dao động 480-620.

Theo HLV thể hình Phạm Thành, tuy không phải là một con số quá lớn so với nhu cầu calo hàng ngày của một người trưởng thành (khoảng 2.000-2.500 calo), nhưng đối với những người quan tâm đến việc kiểm soát cân nặng, đây vẫn là một con số đáng chú ý.

"Nếu bạn ăn phở thường xuyên mà không kết hợp với việc vận động, lượng calo dư thừa có thể tích tụ thành mỡ thừa, đặc biệt là vùng bụng", HLV Phạm Thành chia sẻ.

Ăn một bát phở bằng chạy 6km

Việc chạy bộ được xem là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để đốt cháy calo.

Theo chuyên gia này, trung bình, một người nặng khoảng 60-70kg chạy với tốc độ 8km/h sẽ tiêu hao khoảng 600-700 calo mỗi giờ.

HLV Phạm Thành nhấn mạnh việc đảm bảo cân bằng vận động sau khi nạp nhiều calo (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Như vậy, để tiêu hao lượng calo từ một bát phở, bạn sẽ cần chạy khoảng 30-40 phút, tương đương với quãng đường 5-6 km.

Anh Minh Hoàng, 25 tuổi, một nhân viên văn phòng sống tại Hà Đông, chia sẻ: "Tôi rất thích ăn phở, nhưng hôm nào thưởng thức món này, tôi phải chạy thêm một vòng nữa quanh công viên để an tâm rằng mình đã đốt cháy hết số calo nạp vào.

Nhiều người hỏi liệu có đáng không, nhưng phở thì quá ngon để từ bỏ".

Tương tự, chị Hương Giang, sống tại Hà Nội kể: "Mỗi lần ăn phở, tôi lại nghĩ đến việc phải chạy bộ bao lâu để đốt cháy hết calo. Điều này đôi khi làm tôi lưỡng lự. Do đó, tôi thường chỉ ăn phở vào cuối tuần vì lúc này có thời gian chạy bộ nhiều hơn".

Cũng theo HLV Phạm Thành, người đang có nhu cầu giảm cân không cần quá lo lắng hay kiêng tuyệt đối món ăn "di sản" này. Điều quan trọng là chúng ta biết cân bằng lại khẩu phần, cụ thể là lượng calo nạp vào, cũng như tăng calo đốt cháy bằng vận động.

"Phở cung cấp năng lượng và nhiều dưỡng chất cần thiết, nhưng bạn nên hạn chế các món ăn kèm như quẩy. Để hạn chế lượng calo nạp vào cũng nên lựa chọn các loại thịt ít mỡ.

Điều quan trọng nhất là phải biết lắng nghe cơ thể mình. Nếu đã hấp thụ một lượng lớn calo từ thức ăn, hãy dành thời gian tập luyện để cân bằng lại", HLV Phạm Thành nói.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, nếu ăn một bát phở vào buổi sáng, thì 2 bữa trưa, tối còn lại cần tính toán khẩu phần ăn phù hợp để năng lượng nạp vào không vượt quá năng lượng tiêu hao, để cơ thể không bị tích lũy lên cân, béo phì.

Mẹo giảm lượng muối khi ăn phở

Bên cạnh calo, lượng muối cũng là một yếu tố đáng cân nhắc khi ăn phở. Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người Việt ăn quá nhiều so với nhu cầu khuyến nghị, với khoảng 9,4 gram muối/người/ngày.

Nếu bạn ăn một bát phở bò tái chín, lượng muối trong đó đủ cung cấp cho cơ thể trong một ngày, với khoảng trên 3,34g muối. Hay như trong bát phở bò sốt vang cung cấp gần 483 kcal, chứa tới 4,6g muối.

Với mức khuyến nghị của WHO, không quá 5g muối một ngày, vậy chỉ cần một bữa ăn sáng đã đủ nhu cầu muối cho cơ thể.

Cùng quan điểm này, TS.BS Bùi Thị Mai Hương, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: "Lượng muối trong một bát phở bằng nhu cầu muối cả ngày cho cơ thể. Vì thế, để ăn phở lành mạnh, tốt nhất không nên sử dụng hết nước dùng. Khi bạn không sử dụng hết lượng nước trong bát phở, càng dùng ít thì lượng muối càng giảm đi.

Trong ngày, bạn cũng nên ăn nhiều món thiên về luộc, hấp, giảm chấm mắm, muối; thực phẩm không ướp tẩm nhiều gia vị để giảm lượng muối nạp vào.

Ăn quá mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, ung thư dạ dày, bệnh thận, sỏi thận, thưa xương, hen phế quản.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Người tử vong vì uống rượu ngâm rễ cây rừng

Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...

Tin tức 1
Tác dụng của việc ăn nhiều táo đỏ

Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...

Tin tức 1
Chuối có lượng đường cao không?

Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...