Thận có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể người, với chức năng lọc máu, đào thải độc tố, chất thải. Thận bị suy yếu gây ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe thể chất của con người.
Vừa qua, theo Aboluowang một bệnh nhi 13 tuổi đã được chẩn đoán suy thận. Trường hợp này vào viện trong tình trạng bị tăng ure máu, suy thận nghiêm trọng cần phải được lọc máu định kỳ.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, các bác sĩ kết luận nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh của cô bé, là không thích uống nước lọc và thường xuyên uống các loại đồ uống có ga chứa nhiều đường.
Bé gái 13 tuổi bị suy thận vì lối sống (Ảnh minh họa: Getty).
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), việc tiêu thụ đồ uống có ga có liên quan đến bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và sỏi thận, tất cả đều là các yếu tố có nguy cơ gây đến bệnh thận mãn tính.
Đặc biệt, trong đồ uống có ga cũng chứa axit phosphoric, có liên quan đến những thay đổi trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, các loại thức uống có ga chứa hàm lượng axit rất cao, có thể có ảnh hưởng đến xương của người uống nếu sử dụng thường xuyên.
Các chất phụ gia chứa trong đồ uống có ga và một số chất hóa học khác làm tăng lượng chất thải cần đào thải thông qua thận. Như vậy thận cũng sẽ bị tổn thương ở mức độ nhất định, tùy thuộc vào thói quen sử dụng.
Hơn nữa, trong đồ uống có ga còn chứa một lượng phốt pho vô cơ. Nếu uống thường xuyên, một lượng lớn chất này sẽ bị tích tụ trong thận. Từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận.
Hơn nữa, thói quen này còn dẫn đến tình trạng tăng phốt pho máu có thể do giảm hiệu quả bài tiết ở thận. Ở giai đoạn nặng, người bệnh bị tăng phốt pho máu sẽ có các triệu chứng như cảm giác kiến bò khắp người, gây ngứa và sốt phát ban hoặc đau nhức xương khớp. Một số người có thể có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở...
Dấu hiệu và triệu chứng suy thận
Theo Kidney, suy thận là kết quả của sự suy giảm chức năng thận dần dần. Một số người thậm chí không biết mình bị bệnh thận cho đến khi đến ngưỡng suy thận.
Điều này là do người bị bệnh thận ở giai đoạn đầu có thể không cảm thấy dấu hiệu sức khỏe bất thường. Các triệu chứng thường xuất hiện muộn, ở giai đoạn bệnh tiến triển và có thể bao gồm:
- Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu.
- Da khô và/hoặc ngứa.
- Cảm thấy mệt mỏi.
- Khó tập trung.
- Tê hoặc sưng ở cánh tay, chân, mắt cá chân hoặc bàn chân.
- Cơ đau nhức hoặc co cứng.
- Khó thở
- Mất cảm giác thèm ăn, khó ngủ.
Nguyên nhân gây suy thận
Hai nguyên nhân chính gây ra suy thận là bệnh tiểu đường và cao huyết áp, chiếm khoảng 2/3 các trường hợp. Các bệnh khác cũng có thể dẫn đến suy thận, bao gồm bệnh thận IgA, bệnh thận Iupus, bệnh thận đa nang, bệnh Fabry và nhiều bệnh khác.
Biến chứng nguy hiểm của suy thận
Suy thận có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe hoặc biến chứng khác. Nhiều người sống chung với suy thận có một hoặc nhiều biến chứng. Suy thận có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Các biến chứng khác như:
- Thiếu máu (mức hồng cầu thấp).
- Toan hóa máu (tích tụ axit trong máu).
- Rối loạn khoáng chất và xương (khi mức canxi và phốt pho trong máu mất cân bằng, dẫn đến bệnh xương và/hoặc bệnh tim).
- Tăng kali máu (mức kali trong máu cao).
Một số tình trạng có thể là cả nguyên nhân và biến chứng của bệnh thận, bao gồm cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi các biến chứng này là thực sự cần thiết.
Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...
Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...
Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...