Một bệnh nhân 27 tuổi tại Hà Nội đã phải đối mặt với căn bệnh ung thư vú giai đoạn 3, khi tự ý sử dụng thuốc hormone mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ sau phẫu thuật chuyển giới.
Theo thông tin từ ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, Khoa Tim mạch Lồng ngực và Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đây là một trường hợp đã phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ. Sau khi chuyển giới, người này tiếp tục tự ý dùng thuốc hormone để duy trì.
Khi xuất hiện cơn đau vùng ngực phải kéo dài kèm tê bì tay, người bệnh nghĩ là triệu chứng bình thường sau mổ nên không đến viện.
Đoàn Dư Mạnh Khoa Tim mạch Lồng ngực và Ung Bướu (Video: Đỗ Thi).
Sau một thời gian, khi tình trạng sức khỏe không cải thiện, bệnh nhân mới tìm đến bác sĩ và nhận được kết quả chẩn đoán ung thư tuyến vú giai đoạn 3.
Kết quả sinh thiết cho thấy khối u đã phát triển nhanh, xâm lấn vào cơ ngực và di căn hạch, đòi hỏi phải tiến hành phẫu thuật và hóa xạ trị nhiều lần, với tiên lượng rất dè dặt.
Theo BS Mạnh, đa số người chuyển giới tự sử dụng hormone theo hướng dẫn trong hội nhóm hoặc trên các mạng xã hội, tự mua thuốc từ các nguồn không xác định, dẫn đến tình trạng rối loạn hormone, đặc biệt quá liều.
Một trường hợp chuyển giới nữ khác, 31 tuổi, cũng tự ý sử dụng hormone mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
"Khi gặp tình trạng khó thở kéo dài và khàn tiếng, người này đã tự mổ chỉnh thanh quản, mà không biết rằng mình mắc ung thư tuyến giáp di căn phổi. Kết quả chụp chiếu cho thấy ung thư đã tràn dịch màng phổi hai bên, khiến tiên lượng sống rất ngắn", BS Mạnh chia sẻ.
BS Mạnh cảnh báo rằng, việc sử dụng hormone chuyển giới sai cách và quá liều có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ung thư gia tăng trong cộng đồng người chuyển giới.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, trong khi các quốc gia phát triển đã có nhiều nghiên cứu cảnh báo.
Theo dữ liệu từ Hệ thống Giám sát, Dịch tễ học (SEER) của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, ca phát hiện ung thư đầu tiên trong cộng đồng người chuyển giới được ghi nhận từ năm 1973. Hiện nay tỷ lệ mắc ung thư trong nhóm này cao gấp 3-4 lần so với người bình thường.
Nghiên cứu tại Hà Lan công bố trên tạp chí BMJ năm 2019 cũng khẳng định, phụ nữ chuyển giới có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn và cần tuân thủ các hướng dẫn tầm soát ung thư vú thường xuyên.
Thực tế, người chuyển giới phải sử dụng hormone thường xuyên trong suốt cuộc đời, không chỉ tác động đến các yếu tố phụ của giới tính như: lông, râu, tóc, mô mỡ trên cơ thể, mà còn tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý.
Các rủi ro phổ biến gồm huyết khối tĩnh mạch, sỏi mật, tăng men gan, tăng cân, triglycerid máu cao, bệnh lý tim mạch, đặc biệt là ung thư.
"Việc sử dụng hormone nữ hóa trong cộng đồng người chuyển giới nữ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hormone này kích thích phát triển mô vú, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, với các triệu chứng nhận biết như khối u, đau tức, sưng, dịch tiết núm vú, thay đổi kích thước hoặc hình dạng vú.
Việc tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc mà không có sự theo dõi của bác sĩ là rất nguy hiểm. Người chuyển giới cần thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tầm soát ung thư, để phát hiện sớm và kéo dài tuổi thọ.
Họ cũng cần tránh xa các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, rượu bia và ô nhiễm môi trường để bảo vệ sức khỏe", BS Mạnh khuyến cáo.
Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...
Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...
Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...