Bộ Y tế đưa ra lời khuyên cho người bệnh hiểm nghèo phải điều trị ngoài giờ

Trong kiến nghị gửi Bộ Y tế trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, cử tri Hà Nội đã đề cập đến nhiều vấn đề cần có hướng tháo gỡ trong lĩnh vực y tế.

Đáng chú ý, cử tri Hà Nội nêu thực trạng quá tải cơ sở y tế tuyến đầu dẫn đến người mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị ngoài giờ, gây ảnh hưởng tiêu cực.

"Hiện nay các bệnh viện tuyến đầu đều quá tải, có tình trạng bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị ngoài giờ hành chính, làm ảnh hưởng đến người bệnh.

Đề nghị quan tâm công tác quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với ngành y tế, nhằm khắc phục bất cập trên", cử tri Hà Nội nêu trong kiến nghị.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan (Ảnh: Phạm Thắng).

Về vấn đề này, theo Bộ Y tế, cơ quan này đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản và thực hiện một số đề án như:

- Bệnh viện vệ tinh giúp các kíp chuyển giao kỹ thuật của bệnh viện hạt nhân tới các bệnh viện vệ tinh tuyến dưới.

- Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội, TPHCM về hỗ trợ các trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng lực chuyên môn y tế xã, phường giai đoạn 2019-2025.

- Các đề án này nhằm từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện, đặc biệt ở hai khu vực khám bệnh và điều trị nội trú, phấn đấu không để người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện.

"Ngành y tế trên toàn quốc cũng đã nỗ lực thực hiện các giải pháp cơ bản nêu trên cũng như đã xây dựng, cải tạo và mở rộng được nhiều khoa, phòng, bệnh viện, từng bước giảm quá tải các chuyên khoa trọng điểm và các chuyên khoa khác nói chung", Bộ Y tế nêu.

Cơ quan này cũng dẫn chứng một số kết quả nổi bật:

- Số bệnh viện toàn quốc tăng hơn 16%, từ 1.415 bệnh viện vào năm 2014 lên 1.643 bệnh viện tính đến năm 2023.

- Tổng số giường bệnh thực tế năm 2022 là 409.244 giường bệnh, tăng hơn 41% so với năm 2014 là 288.496 giường bệnh.

- Công suất sử dụng giường bệnh thực kê toàn quốc năm 2022 là 95,5%. Trong đó công suất sử dụng của các bệnh viện tuyến Trung ương đã giảm từ 100% năm 2014 xuống còn 80% vào năm 2022. Trong khi đó, công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tỉnh tăng từ 92% vào năm 2014 lên 129% vào năm 2022.

Như vậy, theo Bộ Y tế, với nhiều giải pháp đã và đang được triển khai cơ bản đã khắc phục được tình trạng quá tải bệnh viện tuyến Trung ương, tuy nhiên còn tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục các giải pháp đồng bộ, tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn đến năm 2030 nhằm khắc phục triệt để quá tải bệnh viện tại các bệnh viện tuyến Trung ương, đặc biệt với các chuyên khoa còn quá tải trong năm và các thời điểm.

Đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn y tế xã, phường, thực hiện các giải pháp và hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giảm tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Người tử vong vì uống rượu ngâm rễ cây rừng

Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...

Tin tức 1
Tác dụng của việc ăn nhiều táo đỏ

Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...

Tin tức 1
Chuối có lượng đường cao không?

Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...