Cách ngăn chặn xem bóng đá không hợp lệ trên trang web 'xôi lạc

Sáng 27/8, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long đã có buổi làm việc với Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam nhằm giải quyết một số vấn đề cần tháo gỡ.

Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Úy, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam, đã trình bày một số khó khăn đối với hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội thời gian qua.

Các khó khăn này thuộc 4 vấn đề lớn, bao gồm cách tính phí bản quyền âm nhạc, phòng chống vi phạm bản quyền trên không gian mạng, quảng cáo cờ bạc trực tuyến và xây dựng đơn giá cho dịch vụ truyền hình.

Trong đó, đáng chú ý là hai vấn đề liên quan đến bản quyền các giải đấu thể thao và quảng cáo cá độ trực tuyến khi tiếp phát các trận đấu.

Đề xuất chặn truy nhập trang web vi phạm bản quyền

Ông Văn Úy cho biết việc vi phạm bản quyền truyền hình chủ yếu nằm ở các giải đấu thể thao như giải bóng đá ngoại hạng Anh (Premier League), giải bóng đá Tây Ban Nha (La Liga), giải bóng đá Đức (Bundesliga), giải bóng đá Ý (Serie A), giải bóng đá Pháp (Ligue 1) và các giải bóng đá vô địch châu Âu như Cup C1, C2, C3.

"Xôi Lạc" được nhận định là đơn vị vi phạm bản quyền trắng trợn (Ảnh: Thế Anh).

Trước thực trạng trên, đặc biệt là trường hợp của hệ thống trang web "xôi lạc", Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam mong muốn Bộ TT&TT và các nhà mạng tăng cường chặn việc truy cập tên miền và địa chỉ IP các trang web vi phạm bản quyền.

Gần đây, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền được Thanh tra Bộ TT&TT đề nghị báo cáo về việc phát sóng các trận đấu bóng đá quốc tế có xuất hiện hình ảnh quảng cáo một số trang thông tin điện tử đặt cược.

Theo Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam, tín hiệu các giải đấu, trận đấu thể thao quốc tế là tín hiệu chung, cấp cùng lúc cho nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới, theo đúng thông lệ quốc tế và hợp đồng bản quyền đã ký kết.

Nhà đài và các doanh nghiệp truyền hình trả tiền Việt Nam không thực hiện trao đổi, ký kết hợp đồng quảng cáo, thương mại với bất kỳ công ty, tập đoàn nào có quảng cáo sẵn trong các tín hiệu được tiếp sóng, bao gồm cả các lĩnh vực đặt cược.

Ông Trần Văn Úy cho hay, các đơn vị truyền hình trả tiền Việt Nam cũng không nhận bất kỳ nguồn tài trợ, doanh thu hoặc lợi ích nào (trực tiếp hoặc gián tiếp) từ việc xuất hiện logo của các công ty kinh doanh đặt cược khi phát sóng trực tiếp các trận đấu, giải đấu thể thao.

Các hình ảnh, quảng cáo liên quan đến cá cược là tín hiệu gốc đã bao gồm toàn bộ các đồ họa hình ảnh, bảng biểu, quảng cáo và đường bình luận gốc. Tín hiệu này bắt nguồn từ những lãnh thổ có thực tiễn thị trường khác với các quy định của pháp luật Việt Nam.

Việc yêu cầu bên bán bản quyền xóa bỏ, ngăn chặn hoặc làm mờ bất kỳ hoặc tất cả hình ảnh thương hiệu liên quan tới cá cược xuất hiện trong thời gian phát sóng là không thực tế, không khả thi.

"Việc chèn, cắt, can thiệp vào tín hiệu được coi là vi phạm nghiêm trọng, dẫn tới việc chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường. Còn nếu phải dừng phát sóng các giải đấu, trận đấu thể thao, điều này gây ảnh hưởng uy tín đối với khán giả cũng như gây thiệt hại lớn về kinh tế", Ông Trần Văn Úy chia sẻ.

Để tháo gỡ vướng mắc này, Hiệp hội kiến nghị Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp thực hiện các giải pháp kỹ thuật cần thiết, ngăn chặn khán giả Việt tìm kiếm, truy cập vào trang thông tin điện tử của các công ty kinh doanh đặt cược trái phép.

Hiệp hội cũng đề xuất Bộ TT&TT sửa đổi các quy định hiện hành, theo hướng cho phép miễn trừ trách nhiệm của các đơn vị phát sóng đối với việc xuất hiện của hình ảnh, tên, thương hiệu, trang web các công ty cá cược có sẵn trong tín hiệu tiếp sóng từ nước ngoài.

Bộ TT&TT gỡ rối các khó khăn

Trước những chia sẻ và kiến nghị của Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đã đưa ra nhiều ý kiến chỉ đạo nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Đối với vấn đề vi phạm bản quyền trên không gian mạng, Thứ trưởng đề nghị Hiệp hội phối hợp cùng các doanh nghiệp lập danh mục hồ sơ đầy đủ về chương trình truyền hình và đơn vị nắm giữ bản quyền có liên quan. Đây là cơ sở để căn cứ vào đó xử lý các hành vi vi phạm. Do vậy, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam sẽ phải có trách nhiệm xác thực lại danh sách này.

Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT) cùng Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam sẽ thành lập một tổ công tác chung. Khi phát hiện vi phạm về bản quyền, các đơn vị có thể gửi kiến nghị về cho Hiệp hội, từ đó chuyển sang đầu mối là Cục PTTH&TTĐT để phối hợp cùng các nhà mạng xử lý.

Đối với các chương trình truyền hình, thể thao có quảng cáo cá độ, cờ bạc, Bộ TT&TT đang lấy ý kiến các bộ ngành, báo cáo với Chính phủ đề xuất cho phép tiếp tục phát sóng các chương trình, trận đấu thể thao trực tiếp hoặc chiếu lại chương trình đã phát trực tiếp đến tháng 8/2025.

Bộ TT&TT cũng đang đề nghị sửa Luật quảng cáo theo hướng miễn trừ trách nhiệm khi truyền dẫn trong một số phạm vi nhất định.

Thứ trưởng Phạm Đức Long đề nghị các đơn vị mua bản quyền truyền hình chủ động rà soát các trang web, công ty tài trợ các chương trình thể thao có liên quan đến cá độ, cờ bạc, báo cáo về Bộ TT&TT để có hướng chủ động chặn trước.

Với vấn đề bản quyền âm nhạc, Thứ trưởng đề nghị các bên liên quan thử tham khảo kinh nghiệm quốc tế để phối hợp điều chỉnh.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Ngành công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam vào năm 2024: Chuyển đổi số và sự bùng nổ của kinh tế số

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành thông tin và truyền thông năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 (Ảnh: MIC).Sáng nay (29/12), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành thông tin và truyền thông năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Việt Nam tăng nhanh về thứ hạng chuyển đổi sốTại Hội nghị, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, chặng đường 5 năm từ khi Chính phủ ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia năm 2020 đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng chuyển đổi số nhanh nhất thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế số, chính phủ số và thương mại điện tử.Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này, Việt Nam đặt ra mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2...

Tin tức 1
Galaxy S25 tiếp tục bị rò rỉ trước ngày ra mắt

Mới đây, một nhà sản xuất phụ kiện đã đăng tải một số hình ảnh về ốp lưng dành cho dòng sản phẩm Galaxy S25 chuẩn bị ra mắt. Những hình ảnh này đã xác nhận thiết kế của thế hệ Galaxy S25 giống với các thông tin rò rỉ trước đó.Mặt lưng của dòng sản phẩm Galaxy S25 được nhà sản xuất phụ kiện tiết lộ (Ảnh: PhoneArena).Hình ảnh này cho thấy các cạnh của Galaxy S25 Ultra đã được bo cong, thay vì thiết kế vuông vức như phiên bản Galaxy S24 Ultra tiền nhiệm. Thay đổi này giúp cho tổng thể ngoại hình của cả ba phiên bản trở nên tương đồng hơn.Theo PhoneArena, Galaxy S25 Ultra sẽ sử dụng màn hình phẳng thay vì màn hình cong. Mặc dù vẫn giữ kích thước 6,8 inch, viền màn hình sẽ được làm mỏng hơn, giúp máy trở nên nhỏ gọn hơn.Về khả năng chụp ảnh, Galaxy S25 Ultra sẽ được trang bị camera chính 200MP,...

Tin tức 1
Trường học gây tranh cãi khi áp dụng công nghệ AI trong giảng dạy, loại bỏ vai trò của giáo viên

Unbound Academy, một trường học bán công tại bang Arizona, Mỹ, vừa nhận được sự chấp thuận của Hội đồng trường bán công tiểu bang Arizona, cho phép sử dụng các phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) để dạy cho các học sinh từ lớp 4 đến lớp 8, thay thế hoàn toàn cho các giáo viên là con người.Unbound Academy sử dụng hình thức dạy học trực tuyến, trong đó nhà trường sẽ cung cấp cho học sinh các phần mềm học tập tích hợp trí tuệ nhân tạo, được cá nhân hóa và phát triển bởi IXL và Khan Academy, 2 công ty chuyên cung cấp các tài nguyên giáo dục trực tuyến.Liệu AI có thể thay thế được hoàn toàn con người trong việc giáo dục học sinh? (Ảnh minh họa: LinkedIn).Các phần mềm dạy học AI sẽ sử dụng những dấu hiệu cảm xúc, phản ứng với các kiến thức, thời gian hoàn thành bài tập được giao… của mỗi học sinh để...