Quan chức NATO bàn trường hợp đưa quân tới Ukraine

Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO Rob Bauer (Ảnh: Getty).

"Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nếu Nga không có vũ khí hạt nhân, chúng tôi đã có mặt ở Ukraine để đẩy lùi Nga", Đô đốc Rob Bauer, người đứng đầu Ủy ban Quân sự NATO, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh quốc phòng IISS Prague ở Séc hôm 10/11.

Theo Đô đốc Bauer, "nếu chiến đấu ở Afghanistan, điều đó không giống như chiến đấu với Nga ở Ukraine", vì Taliban không có vũ khí hạt nhân.

"Có một sự khác biệt lớn giữa Afghanistan và Ukraine", chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO nhấn mạnh.

Đô đốc Bauer hồi tháng 3 tuyên bố NATO đã chuẩn bị cho kịch bản một cuộc đụng độ trực tiếp tiềm tàng với Nga.

Quan chức quân sự NATO cho biết liên minh đã ý thức được sự thay đổi trong tình hình an ninh năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Năm 2019, NATO bắt đầu thay đổi chiến lược phòng thủ, kế hoạch tác chiến và lực lượng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới an ninh tập thể.

Ông nói rằng tác chiến hiện đại sẽ có những chiến thuật mới, những cách đánh mới ví dụ như tấn công mạng hoặc các cuộc tấn công vào không gian.

Ông Bauer, người đứng đầu lực lượng vũ trang Hà Lan từ năm 2017 đến năm 2021, thừa nhận phương Tây tin rằng "nếu cung cấp cho Ukraine đạn dược và sự huấn luyện mà họ cần, họ sẽ giành chiến thắng". Tuy nhiên, tình hình thực tế đã không diễn ra như kỳ vọng.

Mỹ và các đồng minh NATO nhiều lần khẳng định không có kế hoạch đưa quân đến Ukraine vì lo ngại trở thành một bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine. Phương Tây đến nay chỉ dừng lại ở việc cung cấp vũ khí, hỗ trợ huấn luyện quân sự cho Kiev. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, theo phiên bản sửa đổi của học thuyết hạt nhân Nga, bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Nga từ một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia có vũ khí hạt nhân, đều có thể được coi là "cuộc tấn công chung" và vượt qua ngưỡng hạt nhân.

Sự thay đổi này ngụ ý rằng các quy tắc mới của học thuyết hạt nhân có thể áp dụng cho một cuộc tấn công của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí tiên tiến do Mỹ, Anh hoặc Pháp cung cấp.

Tổng thống Putin cảnh báo, Nga có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân ngay khi nhận được "thông tin đáng tin cậy" về một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn hoặc cuộc không kích do một quốc gia khác tiến hành nhằm vào Nga.

Về lý thuyết, học thuyết hạt nhân cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp một quốc gia khác sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Moscow hoặc nếu "sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe dọa".

Nga và Mỹ là hai quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Tổng cộng, Moscow và Washington kiểm soát khoảng 90% vũ khí hạt nhân toàn cầu.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Ukraine tấn công trung tâm chỉ huy quân đội Nga tại pháo đài chiến lược

Ukraine đăng video tấn công trung tâm chỉ huy Nga ở Novohrodivka (Nguồn: Forbes).Trong bối cảnh bị áp đảo về số lượng, hỏa lực và hệ thống phòng thủ, lực lượng Ukraine đang tìm cách nhắm mục tiêu vào các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Nga để cản đường các cuộc tấn công của Moscow.Cuộc tấn công mới nhất của Ukraine vào trung tâm chỉ huy của Nga ở mặt trận miền Đông được cho là diễn ra vào ngày 12/1.Video được quay từ trên cao của máy bay không người lái Ukraine cho thấy, một số loại đạn tấn công sâu - dường như là một tên lửa, bom hoặc tên lửa hành trình - đã tấn công một tòa nhà cao tầng ở Novohrodivka, nơi được Quân đoàn vũ trang phối hợp cận vệ số 2 của Nga biến thành một trung tâm chỉ huy tạm thời."Cuộc tấn công này là một phần trong hàng loạt cuộc tấn công nhằm vào các trung tâm ch...

Tin tức 1
Slovakia cáo buộc Ukraine đe dọa các nước EU, ông Zelensky phản pháo

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã từ chối lời đề nghị hỗ trợ của Kiev sau khi dòng chảy khí đốt từ Nga trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine bị gián đoạn, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết vào ngày 12/1.Bình luận của ông Zelensky được đưa ra ngay sau khi ông Fico chỉ trích Ukraine là đối tác không đáng tin cậy và cáo buộc ông Zelensky "uy hiếp" các nhà lãnh đạo châu Âu để lấy tiền viện trợ cho Ukraine."Chúng tôi đã đề nghị hỗ trợ người dân Slovakia trong việc thích nghi với việc thiếu vắng dòng khí đốt từ Nga, nhưng ông Fico kiêu ngạo từ chối", ông Zelensky viết trên mạng xã hội X. Ông không nêu cụ thể Ukraine đã đề xuất điều gì. "Nhiều người ở châu Âu đã cảnh báo ông ấy rằng việc không hành động và chỉ chờ đợi là không phải một lựa chọ...

Tin tức 1
Ukraine offers sending firefighters to California to help with the wildfires

Vụ cháy rừng cho tới nay đã khiến 16 người thiệt mạng (Ảnh: Reuters).Ukraine đang tiến hành quá trình chuẩn bị cho kịch bản có thể cử lực lượng cứu hộ, bao gồm 150 lính cứu hỏa, đến bang California của Mỹ để đối phó với các đám cháy rừng đã tàn phá khu vực này trong những ngày gần đây, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết vào ngày 12/1.Các vụ cháy rừng đã tàn phá thành phố Los Angeles trong tuần qua, khiến ít nhất 16 người thiệt mạng, hàng trăm nghìn cư dân phải di tản, và hơn 10.000 công trình bị phá hủy hoặc hư hại."Hôm nay, tôi đã chỉ đạo Bộ trưởng Nội vụ Ukraine và các nhà ngoại giao của chúng ta chuẩn bị cho khả năng các lực lượng cứu hộ của chúng ta tham gia hỗ trợ đối phó với các vụ cháy rừng ở California", ông Zelensky nói trong bài phát biểu tối ngày 12/1."Tình hình ở đó vô cùng...