Thủ tướng Đức Olaf Scholz (Ảnh: AFP).
Giới chức Nga và Đức đều xác nhận, trong tuần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm kéo dài một giờ đồng hồ, trong đó tập trung thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine. Đây là cuộc thảo luận đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ cuối năm 2022.
Cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng Thủ tướng Scholz đã tham khảo ý kiến của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vài tháng trước về khả năng điện đàm với nhà lãnh đạo Nga.
"Tổng thống Zelensky phản đối ý tưởng này và Thủ tướng Scholz đã kiềm chế", ông Kuleba cho hay.
Tuy nhiên, ông Kuleba cho biết, sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Thủ tướng Scholz đã quyết định gọi điện cho chủ nhân Điện Kremlin bất chấp những phản đối trước đó của ông Zelensky.
Giới chức Đức khẳng định cuộc điện đàm xoáy vào triển vọng chấm dứt xung đột ở Ukraine. Trong cuộc điện đàm, ông Putin nhắc lại, Moscow sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Kiev dựa trên những điều kiện đã nêu ra hồi tháng 6 như: Ukraine phải cam kết trung lập, công nhận các vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga.
Theo bản tóm tắt của chính phủ Đức, ông Scholz kêu gọi Nga chấm dứt xung đột ở Ukraine với lập luận Moscow đã không đạt được mục tiêu sau gần 3 năm. Ông cũng khẳng định Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Bất chấp những tuyên bố này, ông Scholz vẫn vấp phải chỉ trích của Kiev. Cuộc điện đàm cho thấy sự tiếp xúc giữa Điện Kremlin và phương Tây có thể gia tăng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với chiến thắng thuộc về ứng viên Cộng hòa Donald Trump.
Tổng thống Ukraine Zelensky cho rằng cuộc điện đàm đã mở ra "chiếc hộp Pandora" qua việc tác động tiêu cực đến những nỗ lực cô lập Nga. Ông Zelensky cho biết, ông và nhiều quan chức châu Âu khác đã cảnh báo Thủ tướng Scholz không liên lạc với Tổng thống Putin.
Theo ông Zelensky, việc nhà lãnh đạo Đức chủ động điện đàm với Tổng thống Nga không mang lại giá trị nào cho con đường dẫn đến "hòa bình công bằng" tại Ukraine, mà chỉ làm suy yếu sự cô lập Moscow.
Christian Mölling, cựu chuyên gia an ninh tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, cho rằng việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể là lý do cho việc cuộc điện đàm diễn ra ở thời điểm này.
"Châu Âu lo ngại ông Trump qua mặt họ trong vấn đề đàm phán. Họ muốn đảm bảo rằng mình cũng có mặt tại bàn đàm phán", ông Mölling nhận định và cảnh báo thêm rằng một cuộc điện đàm như vậy tiềm ẩn rủi ro.
Theo ông, Nga có thể cho rằng, điều này cho thấy châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chủ động nói chuyện hay nói cách khác là nỗ lực của phương Tây cô lập Nga đã thất bại.
"Lý do cho cuộc điện đàm này là ông Scholz sắp có cuộc bầu cử và cử tri đang yêu cầu chính phủ Đức tiến tới hòa bình chứ không phải xung đột. Chúng tôi nghĩ sẽ có những cuộc gọi khác từ các nhà lãnh đạo phương Tây", Sergei Markov, một nhà phân tích chính trị tại Moscow và là cựu cố vấn Điện Kremlin, nhận định.
Hồi tháng 10, ông Scholz tuyên bố sẵn sàng nối lại liên lạc trực tiếp với ông Putin, nhưng Điện Kremlin đã bác bỏ và nhấn mạnh rằng Moscow không có lý do gì để làm như vậy. Động thái này của ông Scholz đáng chú ý bởi không lâu trước đó, Đức là một trong những quốc gia phản đối bất cứ liên lạc nào với Nga.
Cựu Ngoại trưởng Ukraine Kuleba cho rằng, động thái của ông Scholz có một số hàm ý, bao gồm việc Nga đã "thoát ra khỏi sự cô lập của châu Âu" và Đức là một trong những yếu tố mở đường.
Ukraine đăng video tấn công trung tâm chỉ huy Nga ở Novohrodivka (Nguồn: Forbes).Trong bối cảnh bị áp đảo về số lượng, hỏa lực và hệ thống phòng thủ, lực lượng Ukraine đang tìm cách nhắm mục tiêu vào các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Nga để cản đường các cuộc tấn công của Moscow.Cuộc tấn công mới nhất của Ukraine vào trung tâm chỉ huy của Nga ở mặt trận miền Đông được cho là diễn ra vào ngày 12/1.Video được quay từ trên cao của máy bay không người lái Ukraine cho thấy, một số loại đạn tấn công sâu - dường như là một tên lửa, bom hoặc tên lửa hành trình - đã tấn công một tòa nhà cao tầng ở Novohrodivka, nơi được Quân đoàn vũ trang phối hợp cận vệ số 2 của Nga biến thành một trung tâm chỉ huy tạm thời."Cuộc tấn công này là một phần trong hàng loạt cuộc tấn công nhằm vào các trung tâm ch...
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã từ chối lời đề nghị hỗ trợ của Kiev sau khi dòng chảy khí đốt từ Nga trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine bị gián đoạn, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết vào ngày 12/1.Bình luận của ông Zelensky được đưa ra ngay sau khi ông Fico chỉ trích Ukraine là đối tác không đáng tin cậy và cáo buộc ông Zelensky "uy hiếp" các nhà lãnh đạo châu Âu để lấy tiền viện trợ cho Ukraine."Chúng tôi đã đề nghị hỗ trợ người dân Slovakia trong việc thích nghi với việc thiếu vắng dòng khí đốt từ Nga, nhưng ông Fico kiêu ngạo từ chối", ông Zelensky viết trên mạng xã hội X. Ông không nêu cụ thể Ukraine đã đề xuất điều gì. "Nhiều người ở châu Âu đã cảnh báo ông ấy rằng việc không hành động và chỉ chờ đợi là không phải một lựa chọ...
Vụ cháy rừng cho tới nay đã khiến 16 người thiệt mạng (Ảnh: Reuters).Ukraine đang tiến hành quá trình chuẩn bị cho kịch bản có thể cử lực lượng cứu hộ, bao gồm 150 lính cứu hỏa, đến bang California của Mỹ để đối phó với các đám cháy rừng đã tàn phá khu vực này trong những ngày gần đây, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết vào ngày 12/1.Các vụ cháy rừng đã tàn phá thành phố Los Angeles trong tuần qua, khiến ít nhất 16 người thiệt mạng, hàng trăm nghìn cư dân phải di tản, và hơn 10.000 công trình bị phá hủy hoặc hư hại."Hôm nay, tôi đã chỉ đạo Bộ trưởng Nội vụ Ukraine và các nhà ngoại giao của chúng ta chuẩn bị cho khả năng các lực lượng cứu hộ của chúng ta tham gia hỗ trợ đối phó với các vụ cháy rừng ở California", ông Zelensky nói trong bài phát biểu tối ngày 12/1."Tình hình ở đó vô cùng...