Ngày 24/11, Sở Y tế TPHCM cho biết, tính đến tuần 46 của năm, thành phố đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25% tổng ca mắc của khu vực).
Mặc dù giảm so với cùng kỳ năm 2023, từ tuần 37 đến nay, số ca mắc của TPHCM có xu hướng tăng liên tục hàng tuần, đồng thời đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Qua giám sát các điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) đã ghi nhận các điểm nguy cơ có lăng quăng. HCDC nhận định, nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết xuất hiện khắp nơi và gắn liền với nếp sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình.
Do đó, ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng nếu không có những biện pháp quyết liệt.
Gần đây, vaccine sốt xuất huyết đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Tiêm chủng để tạo miễn dịch chủ động là một phần trong giải pháp tổng thể phòng chống sốt xuất huyết. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, phòng ngừa muỗi đốt vẫn cần được duy trì ngay cả khi đã tiêm chủng.
Để tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trong những tháng cuối năm, Sở Y tế TPHCM đề nghị các trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã thực hiện điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết triệt để trên địa bàn.
Các đơn vị cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn để đưa ra hướng xử lý kịp thời và hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chặt chẽ điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue cũng cần được đồng thời thực hiện.
Song song đó, các UBND quận, huyện, phường xã cần tiếp tục triển khai quyết liệt các hoạt động như: loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch và xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống dịch bệnh.
Trẻ điều trị sốt xuất huyết tại TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngành giáo dục cần tăng cường các hoạt động phòng chống dịch trong trường học, không để tồn tại vật chứa nước phát sinh lăng quăng, muỗi; thực hiện các biện pháp giám sát bệnh trong trường học cũng như kỹ năng truyền thông cho phụ huynh.
Sở Y tế lưu ý các sở, ban ngành, trong mỗi hoạt động cần có đánh giá tác động đến môi trường xung quanh và nguy cơ phát sinh dịch bệnh, để từ đó có biện pháp giải quyết căn cơ.
Và điều quan trọng là mỗi cá nhân, gia đình cần chủ động tìm, loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng. Khi có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán, hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.
Một người khi sinh ra có khoảng 80.000-120.000 nang tóc trên da đầu. Máu trong da đầu đến nang tóc và cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho chân tóc, giúp tóc phát triển.Khi tóc mọc, tóc đẩy qua da và đi qua một tuyến dầu. Dầu từ tuyến này làm cho tóc bóng và mềm. Khi bạn già đi, việc rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày là điều tự nhiên. Tuy nhiên, một số yếu tố như di truyền có thể làm tăng số lượng này.Dưới đây là một số mẹo giúp tóc mọc và ngăn ngừa gãy rụng:Tránh chế độ ăn kiêng nghiêm ngặtTheo Tiến sĩ Lindsey Bordone, bác sĩ da liễu tại ColumbiaDoctors và Phó giáo sư khoa Da liễu tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc. Tuy nhiên, có những thứ chúng ta có thể tránh được có thể gây ra tình trạng chậm phát triển và rụng tóc nh...
Ngày 23/12, Bệnh viện Việt Đức thông tin về trường hợp bệnh nhi có khối u tuyến tùng lớn nguy kịch được cứu sống. Khối u lớn ở não khiến bé Đ.T.Đ., 9 tuổi, ở Vĩnh Phúc bị hôn mê sâu suốt 10 ngày, chỉ nằm trên cáng khi chuyển tới Bệnh viện Việt Đức.PGS.TS Đồng Văn Hệ - Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh cho biết, bệnh nhi có tiền sử đã được phẫu thuật thông não thất tại một bệnh viện tuyến trung ương và trải qua một đợt điều trị hóa chất.Tình trạng của bệnh nhi rất nặng, một số bác sĩ đánh giá tình trạng của cháu không còn khả năng cứu chữa, trong gia đình, có người đã có ý định đưa cháu về vì không còn hy vọng."Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng nguy kịch, không thể trả lời khi được...
Theo EDH, thói quen đơn giản ăn 2 quả cà chua sống mỗi ngày đã mang lại sự thay đổi lớn về sức khỏe cho một tài xế taxi 48 tuổi tại Trung Quốc. Kết quả kiểm tra sức khỏe sau một năm khiến cả ông và bác sĩ ngỡ ngàng.Ông Tôn Phó, một tài xế taxi sống tại Chiết Giang, Trung Quốc, có lịch trình công việc dày đặc, từ sáng sớm đến tối muộn. Do phải ngồi liên tục trong thời gian dài và ít vận động, ông thường cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của mình.Hơn một năm trước, trong lần khám sức khỏe định kỳ, ông nhận được cảnh báo từ bác sĩ về chỉ số huyết áp cao vượt ngưỡng bình thường.Thói quen ăn 2 quả cà chua mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho người đàn ông (Ảnh: Getty)."Nếu không thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, sức khỏe của anh sẽ gặp nguy hiểm", bác sĩ khuyến cáo. Lời nhắc nhở ấy đã...