Cúm A/H1pdm: Tỷ lệ tử vong thấp nhưng nguy cơ lây lan cao
Trong vòng hai tuần qua, tỉnh Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong khi nhiễm cúm A/H1pdm.
Theo Sở Y tế tỉnh Bình Định, những ca tử vong do cúm A/H1pdm có dấu hiệu chuyển nặng nhanh chóng, gây áp lực lớn lên hệ thống y tế địa phương.
Mặc dù cúm A/H1pdm (hay còn gọi là cúm A/H1N1) có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với cúm A/H5N1 (dưới 1%), nhưng virus này lại lây lan nhanh, đặc biệt trong cộng đồng đông dân cư.
Tại Việt Nam, số ca mắc cúm mùa dao động từ 600.000 đến một triệu ca mỗi năm, tập trung chủ yếu vào mùa đông - xuân và các giai đoạn giao mùa (Ảnh: Getty).
Theo BS Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cúm A/H1pdm (A/H1N1) là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính thuộc dạng cúm theo mùa do chủng virus cúm A/H1N1 (tên khoa học virus pdm09 (A)) gây ra.
Tên gọi phân nhóm H1N1 là liên quan đến loại protein kháng nguyên trên vỏ virus: protein hemagglutinin nhóm 1 (H1) và neuraminidase nhóm 1 (N1).
Trước đây, loại cúm này được gọi là "cúm lợn" vì các nhà khoa học phát hiện virus có nguồn gốc từ lợn. Thực tế, đây là sự kết hợp của các nguồn virus từ lợn, chim và người.
"Cúm A/H1pdm hiện là một trong những virus cúm mùa thông thường. Tuy nhiên, những trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể diễn biến nặng, đặc biệt ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, hoặc những người mắc bệnh mạn tính", BS Thiệu phân tích.
Triệu chứng khó phân biệt với cúm thông thường
Các triệu chứng của cúm A/H1pdm thường bao gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, chảy mũi… Đây cũng là những triệu chứng phổ biến của các loại cúm mùa khác, gây khó khăn trong việc phân biệt.
BS Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Minh Nhật).
"Để chẩn đoán chính xác cúm A/H1pdm, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm PCR hoặc test nhanh cúm A", BS Thiệu giải thích. Chuyên gia này cũng lưu ý rằng việc tự ý điều trị tại nhà mà không có chẩn đoán chính xác có thể khiến bệnh tình diễn biến phức tạp hơn.
Theo BS Thiệu, người dân cần đặc biệt chú ý đến những triệu chứng báo hiệu biến chứng nguy hiểm, như:
- Khó thở hoặc thở nhanh.
- Tím tái, môi hoặc đầu ngón tay đổi màu.
- Lơ mơ, mất tỉnh táo, hoặc hạ thân nhiệt bất thường (dưới 36⁰C).
- Đau ngực, huyết áp tụt.
- Không ăn uống được, nôn nhiều, mất nước (khô môi, mắt trũng).
Những dấu hiệu này có thể là biểu hiện của viêm phổi nặng, suy hô hấp hoặc suy đa tạng. Đây là những biến chứng có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Không tự ý mua Tamiflu để điều trị
BS Thiệu nhấn mạnh nguy cơ từ việc lạm dụng thuốc Tamiflu (oseltamivir) - Một loại thuốc kháng virus thường được sử dụng để điều trị cúm A.
"Tamiflu chỉ nên được sử dụng trong những trường hợp nặng, có nguy cơ biến chứng, theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc không chỉ gây lãng phí mà còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt ở trẻ em", BS Thiệu nói.
Để giảm nguy cơ mắc cúm A/H1pdm và các loại cúm mùa khác, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh:
- Tiêm vaccine phòng cúm hàng năm, đặc biệt cho trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người có bệnh lý nền.
- Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Đeo khẩu trang ở nơi đông người, tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng cúm.
- Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, chuyên gia y tế khuyến cáo, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc cúm, người dân nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý mua thuốc hoặc bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cúm mùa do chủng cúm A/H1pdm là một trong các bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay. Virus cúm lây lan qua đường hô hấp thông qua ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật bị nhiễm virus.
Ngoài cúm A/H1pdm, các chủng cúm mùa khác như A/H3N2, cúm B và cúm C cũng đang lưu hành rộng rãi.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, hàng năm có khoảng một tỷ ca mắc cúm mùa trên toàn cầu, trong đó có từ 3-5 triệu ca bệnh nặng và 290.000-650.000 ca tử vong.
Tại Việt Nam, số ca mắc cúm mùa dao động từ 600.000 đến một triệu ca mỗi năm, tập trung chủ yếu vào mùa đông - xuân và các giai đoạn giao mùa.
Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh rằng, bệnh cúm mùa thường diễn tiến nhẹ nhưng có thể gây biến chứng nặng ở những người có bệnh lý nền hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Viêm phổi, suy đa tạng và tử vong là những nguy cơ tiềm ẩn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Một người khi sinh ra có khoảng 80.000-120.000 nang tóc trên da đầu. Máu trong da đầu đến nang tóc và cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho chân tóc, giúp tóc phát triển.Khi tóc mọc, tóc đẩy qua da và đi qua một tuyến dầu. Dầu từ tuyến này làm cho tóc bóng và mềm. Khi bạn già đi, việc rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày là điều tự nhiên. Tuy nhiên, một số yếu tố như di truyền có thể làm tăng số lượng này.Dưới đây là một số mẹo giúp tóc mọc và ngăn ngừa gãy rụng:Tránh chế độ ăn kiêng nghiêm ngặtTheo Tiến sĩ Lindsey Bordone, bác sĩ da liễu tại ColumbiaDoctors và Phó giáo sư khoa Da liễu tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc. Tuy nhiên, có những thứ chúng ta có thể tránh được có thể gây ra tình trạng chậm phát triển và rụng tóc nh...
Ngày 23/12, Bệnh viện Việt Đức thông tin về trường hợp bệnh nhi có khối u tuyến tùng lớn nguy kịch được cứu sống. Khối u lớn ở não khiến bé Đ.T.Đ., 9 tuổi, ở Vĩnh Phúc bị hôn mê sâu suốt 10 ngày, chỉ nằm trên cáng khi chuyển tới Bệnh viện Việt Đức.PGS.TS Đồng Văn Hệ - Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh cho biết, bệnh nhi có tiền sử đã được phẫu thuật thông não thất tại một bệnh viện tuyến trung ương và trải qua một đợt điều trị hóa chất.Tình trạng của bệnh nhi rất nặng, một số bác sĩ đánh giá tình trạng của cháu không còn khả năng cứu chữa, trong gia đình, có người đã có ý định đưa cháu về vì không còn hy vọng."Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng nguy kịch, không thể trả lời khi được...
Theo EDH, thói quen đơn giản ăn 2 quả cà chua sống mỗi ngày đã mang lại sự thay đổi lớn về sức khỏe cho một tài xế taxi 48 tuổi tại Trung Quốc. Kết quả kiểm tra sức khỏe sau một năm khiến cả ông và bác sĩ ngỡ ngàng.Ông Tôn Phó, một tài xế taxi sống tại Chiết Giang, Trung Quốc, có lịch trình công việc dày đặc, từ sáng sớm đến tối muộn. Do phải ngồi liên tục trong thời gian dài và ít vận động, ông thường cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của mình.Hơn một năm trước, trong lần khám sức khỏe định kỳ, ông nhận được cảnh báo từ bác sĩ về chỉ số huyết áp cao vượt ngưỡng bình thường.Thói quen ăn 2 quả cà chua mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho người đàn ông (Ảnh: Getty)."Nếu không thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, sức khỏe của anh sẽ gặp nguy hiểm", bác sĩ khuyến cáo. Lời nhắc nhở ấy đã...