Công binh Ukraine gài mìn ở Donetsk (Ảnh: Reuters).
"Hiện nay chúng ta có đủ phương tiện và công cụ để lật ngược tình thế và thay đổi quỹ đạo của mọi thứ đang diễn ra không? Không, chúng ta không có", cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba trả lời báo Financial Times (Anh) trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 29/11.
"Nếu tình hình tiếp tục như thế này, chúng ta sẽ thua trong cuộc chiến", ông Kuleba nhận định.
"Chúng tôi, những người Ukraine, thật may mắn khi ông Joe Biden là tổng thống Mỹ vào năm 2022, vì nếu là người khác, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều đối với chúng tôi", ông Kuleba cho biết.
Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Ukraine cho rằng Tổng thống Biden đã chậm trễ trong việc chuyển giao một số hệ thống vũ khí nhất định, vì "logic Chiến tranh Lạnh" của ông chủ Nhà Trắng khiến ông lo sợ nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Nga.
Theo số liệu do Lầu Năm Góc công bố đầu tháng này, dưới thời Tổng thống Biden, Mỹ đã phân bổ 131,36 tỷ USD cho Ukraine. Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel của Đức, nơi theo dõi viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Kiev, chỉ dưới 90 tỷ USD trong số tiền này thực sự đã được chuyển giao.
Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là đến ngày Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức, Tổng thống Biden được cho là đã yêu cầu Quốc hội Mỹ phê duyệt thêm 24 tỷ USD cho các khoản chi liên quan đến Ukraine.
Tuy nhiên, ngay cả khi khoản viện trợ trị giá hàng tỷ USD được phê duyệt, Ukraine vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực ngày càng trầm trọng. Tuần này, tạp chí The Economist đưa tin Kiev đã mất tới nửa triệu quân kể từ năm 2022.
Trong cuộc phỏng vấn với Politico được đăng tải hôm 27/11, cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump buộc Ukraine phải đàm phán với Nga bằng cách hạn chế triệt để viện trợ quân sự của Mỹ cho Kiev, tình hình có thể trở nên vô cùng tồi tệ.
"Tiền tuyến ở Donbass sẽ sụp đổ và Nga sẽ đứng ngay ở cửa ngõ Dnipro, Poltava và Zaporizhzhia. Đó sẽ là thời điểm nguy hiểm nhất đối với Ukraine trong cuộc chiến này", ông Kuleba cảnh báo.
Ông Kuleba cho biết ông không thấy cơ hội thành công nào cho kế hoạch của ông Trump nhằm nhanh chóng chấm dứt xung đột Ukraine, vì Tổng thống Vladimir Putin kỳ vọng sẽ làm phương Tây kiệt sức và cuối cùng đạt được mục đích của Nga.
Ông Kuleba nói rằng, ông không rõ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể chấp thuận đạt được "hòa bình" với những yêu cầu mà Nga chắc chắn đưa ra hay không.
"Nga kiểm soát Donbass, kiểm soát Crimea và Ukraine không có tư cách thành viên NATO. Liệu ông Zelensky có thể ký thỏa thuận như vậy không? Ông ấy không thể ký vì điều đó được quy định trong hiến pháp và vì đó cũng sẽ là hồi kết của ông Zelensky về mặt chính trị", cựu Ngoại trưởng Ukraine nhận định.
Theo ông Kuleba, điều quan trọng là phải biết các đối tác châu Âu sẽ hành động như thế nào và họ có thể bù đắp tình trạng thiếu hụt vũ khí cho Ukraine ở mức độ nào nếu Mỹ dừng viện trợ.
Ông cho rằng phương Tây nói chung vẫn chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng từ hậu quả của chiến dịch quân sự do Nga tiến hành ở Ukraine và chưa hiểu rõ mục tiêu của mình.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).Financial Times (FT) ngày 22/12 cho biết, các thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với các chuyên gia y tế rằng, một số người trong nhóm được cho là muốn Mỹ ở lại WHO nhưng thúc đẩy cải tổ tổ chức này.Tuy nhiên, một nhóm khác muốn Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO và xu hướng này đang thắng thế trong các cuộc tranh luận.FT dẫn lời Ashish Jha, cựu điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho hay nhóm của ông Trump muốn nước Mỹ rút khỏi WHO ngay ngày đầu nhiệm sở của ông Trump, coi đó là biểu tượng đảo ngược động thái mà người tiền nhiệm Joe Biden đã làm trong ngày nhậm chức trước kia.Vào ngày 20/1/2021, ông Biden đã nối lại quan hệ giữa Mỹ và WHO sau khi ông Trump khởi động quá trình rút khỏi tổ chức này vì chỉ trích năn...
Ông Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX (trái) tham dự một sự kiện cùng với ông Donald Trump (phải) khi đó đang là ứng cử viên tổng thống tại Butler, Pennsylvania (Ảnh: Aljazeera).Ông Trump cho biết quan điểm nói rằng ông đã "nhượng lại chức tổng thống" cho ông Musk chỉ là hư cấu và ngay cả khi Musk thực sự muốn điều đó thì cũng không thể có được vì hiến pháp yêu cầu tổng thống phải là công dân sinh ra tại Mỹ. Trong khi đó, ông Musk sinh ra ở Nam Phi."Ồ không, ông ấy sẽ không trở thành tổng thống được. Tôi có thể nói với bạn điều đó", ông Trump nhấn mạnh. "Tôi vẫn đang an toàn. Bạn biết tại sao ông ấy không thể làm được không? Ông ấy không sinh ra ở đất nước này".Tổng thống đắc cử Trump đưa ra bình luận trên vài ngày sau khi tỷ phú Elon Musk - chủ sở hữu Tesla và SpaceX được cho là có những...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).Reuters đưa tin, ông Trump vào ngày 20/12 cho biết EU nên tăng cường nhập khẩu dầu và khí đốt từ Mỹ hoặc đối mặt với các thuế quan áp đặt lên hàng xuất khẩu của khối, bao gồm ô tô và máy móc.Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, EU đang mua phần lớn dầu và khí đốt xuất khẩu của Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng dầu khí khai thác của đất nước."Tôi đã nói với Liên minh Châu Âu rằng họ phải bù đắp thâm hụt khổng lồ với Mỹ bằng việc mua dầu và khí đốt của chúng tôi với quy mô lớn. Nếu không, thuế quan sẽ áp lên mọi hàng hóa", ông Trump viết trên Truth Social.Ủy ban Châu Âu cho biết họ sẵn sàng thảo luận với ông Trump về cách tăng cường mối quan hệ vốn đã mạnh mẽ, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng."EU cam kết loại bỏ nhập khẩu năn...