Người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở quốc hội Hàn Quốc đêm 3/12, rạng sáng 4/12 (Ảnh: Bloomberg).
Trong một diễn biến chưa từng xảy ra ở Hàn Quốc hơn 40 năm qua, khoảng 23h ngày 3/12, trong bài phát biểu bất ngờ trên truyền hình, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ban bố tình trạng khẩn cấp. Ông cáo buộc đảng đối lập chính của Hàn Quốc có động thái có thể có lợi cho Triều Tiên và có các hoạt động chống lại nhà nước.
Sắc lệnh cấm mọi hoạt động chính trị, bao gồm cả các cuộc biểu tình và hoạt động của các đảng phái chính trị, cấm các cuộc đình công. Ngoài ra, sắc lệnh yêu cầu đặt tất cả các phương tiện truyền thông và nhà xuất bản dưới sự kiểm soát của quân đội.
Ngay sau khi sắc lệnh được ban bố, quân đội, cảnh sát được triển khai trên các đường phố ở Seoul.
Trực thăng quân sự Hàn Quốc xuất hiện trên bầu trời Seoul đêm 3/12 sau lệnh thiết quân luật (Ảnh: Reuters).
Người dân cũng như các nhà lập pháp Hàn Quốc hoàn toàn bất ngờ với động thái của Tổng thống. Lệnh thiết quân luật ngay lập tức đã gây rúng động quốc gia châu Á này, khiến đồng won mất giá mạnh.
Ở Seoul, người dân vội vã về đoàn tụ với gia đình để xem sẽ làm gì tiếp theo, trong khi nhiều người đổ xô đến trụ sở quốc hội. Người dân được cơ quan thực thi pháp luật thông báo rằng họ có thể bị bắt mà không cần có lệnh theo thiết quân luật.
Binh sĩ Hàn Quốc tiếp cận tòa nhà quốc hội (Ảnh: Reuters).
Video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy sự hiện diện dày đặc của cảnh sát bên ngoài trụ sở quốc hội ở quận Yeongdeungpo, thủ đô Seoul. Xô xát nổ ra giữa cảnh sát và những người biểu tình trước khi các nhà lập pháp có thể tiếp cận tòa nhà và tiến hành phiên bỏ phiếu giữa đêm nhằm chặn lệnh thiết quân luật của Tổng thống.
"Rất nhiều người trên khắp Seoul hoang mang, cố gắng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và điều này có ý nghĩa gì đối với Hàn Quốc", một phóng viên của CNN cho biết.
Juye Hong, một sinh viên đại học Hàn Quốc, cho hay gia đình và bạn bè của cô đã "nhắn tin điên cuồng, cố gắng làm rõ tình hình". "Cảm giác như một cơn ác mộng", cô nói.
Theo cô, tình hình ban đầu còn rối ren hơn khi tất cả chưa rõ ràng. "Mọi người nói rằng binh sĩ hiện diện khắp thành phố và xe bọc thép xuất hiện ở khắp các quận lớn", cô kể lại.
"Tôi và bạn bè không biết liệu ngày mai các trường học có mở cửa hay không, đồng won giảm mạnh và tỷ giá hối đoái tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế và liệu nam thanh niên có phải nhập ngũ hay không", cô băn khoăn.
Một cư dân Seoul có tên Kim Mi-rim cho hay, cô đã vội vã đóng gói đồ dùng khẩn cấp vì lo ngại tình hình có thể leo thang. Cô nhớ lại rằng những trường hợp bị bắt giữ trong các lần thiết quân luật trước đây.
Những người khác lo sợ họ có thể vô tình bị ảnh hưởng bởi hậu quả của sự hỗn loạn.
"Là một người kinh doanh tự do, tôi nghĩ công việc kinh doanh của tôi sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Ngay sau lệnh thiết quân luật, đồng won đã lao dốc. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nhập khẩu nguyên liệu", Don Jung Kang, chủ một doanh nghiệp nhỏ chuyên kinh doanh phụ kiện ở Seoul, chia sẻ.
Trong khi đó, các nhà lập pháp đồng loạt lên tiếng chỉ trích lệnh thiết quân luật, cho rằng hành động của Tổng thống là "vi hiến" và kêu gọi ông từ chức.
Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu ngay trong đêm để yêu cầu Tổng thống Yoon Suk-yeol dỡ bỏ thiết quân luật. Rạng sáng nay 4/12, khoảng 6 giờ sau khi ban bố sắc lệnh thiết quân luật, Tổng thống Yoon thông báo, nội các của ông đã nhất trí dỡ bỏ.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).Financial Times (FT) ngày 22/12 cho biết, các thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với các chuyên gia y tế rằng, một số người trong nhóm được cho là muốn Mỹ ở lại WHO nhưng thúc đẩy cải tổ tổ chức này.Tuy nhiên, một nhóm khác muốn Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO và xu hướng này đang thắng thế trong các cuộc tranh luận.FT dẫn lời Ashish Jha, cựu điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho hay nhóm của ông Trump muốn nước Mỹ rút khỏi WHO ngay ngày đầu nhiệm sở của ông Trump, coi đó là biểu tượng đảo ngược động thái mà người tiền nhiệm Joe Biden đã làm trong ngày nhậm chức trước kia.Vào ngày 20/1/2021, ông Biden đã nối lại quan hệ giữa Mỹ và WHO sau khi ông Trump khởi động quá trình rút khỏi tổ chức này vì chỉ trích năn...
Ông Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX (trái) tham dự một sự kiện cùng với ông Donald Trump (phải) khi đó đang là ứng cử viên tổng thống tại Butler, Pennsylvania (Ảnh: Aljazeera).Ông Trump cho biết quan điểm nói rằng ông đã "nhượng lại chức tổng thống" cho ông Musk chỉ là hư cấu và ngay cả khi Musk thực sự muốn điều đó thì cũng không thể có được vì hiến pháp yêu cầu tổng thống phải là công dân sinh ra tại Mỹ. Trong khi đó, ông Musk sinh ra ở Nam Phi."Ồ không, ông ấy sẽ không trở thành tổng thống được. Tôi có thể nói với bạn điều đó", ông Trump nhấn mạnh. "Tôi vẫn đang an toàn. Bạn biết tại sao ông ấy không thể làm được không? Ông ấy không sinh ra ở đất nước này".Tổng thống đắc cử Trump đưa ra bình luận trên vài ngày sau khi tỷ phú Elon Musk - chủ sở hữu Tesla và SpaceX được cho là có những...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).Reuters đưa tin, ông Trump vào ngày 20/12 cho biết EU nên tăng cường nhập khẩu dầu và khí đốt từ Mỹ hoặc đối mặt với các thuế quan áp đặt lên hàng xuất khẩu của khối, bao gồm ô tô và máy móc.Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, EU đang mua phần lớn dầu và khí đốt xuất khẩu của Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng dầu khí khai thác của đất nước."Tôi đã nói với Liên minh Châu Âu rằng họ phải bù đắp thâm hụt khổng lồ với Mỹ bằng việc mua dầu và khí đốt của chúng tôi với quy mô lớn. Nếu không, thuế quan sẽ áp lên mọi hàng hóa", ông Trump viết trên Truth Social.Ủy ban Châu Âu cho biết họ sẵn sàng thảo luận với ông Trump về cách tăng cường mối quan hệ vốn đã mạnh mẽ, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng."EU cam kết loại bỏ nhập khẩu năn...