Các cuộc giao tranh căng thẳng tiếp tục diễn ra tại tỉnh Kursk của Nga (Ảnh: Tass).
Bộ Quốc phòng Nga ngày 6/12 tuyên bố trực thăng Ka-52M đã phá hủy cứ điểm của quân đội Ukraine ở khu vực biên giới Kursk.
"Một kíp lái vận hành trực thăng Ka-52M và hoạt động như một phần của nhóm chiến thuật phối hợp, thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa phóng từ trên không vào một cứ điểm và lực lượng của quân đội Ukraine ở khu vực biên giới của vùng Kursk", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
"Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu với sự hỗ trợ của các đơn vị thuộc nhóm tác chiến phía Bắc, các phi công đã phóng tên lửa và phá hủy cứ điểm cũng như lực lượng của quân đội Ukraine", Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, tại mặt trận Kursk, nhóm tác chiến phía Bắc đã đánh bại các đơn vị vũ trang của Ukraine tại các khu vực Viktorovka, Lebedevka, Leonidovo, Malaya Loknya, Martynovka, Nizhny Klin, Nikolayevo-Daryino, Nikolsky, Novaya Sorochina, Novoivanovka, Plyokhovo, Russkoye Porechnoye và Sverdlikovo.
Các lực lượng tên lửa, máy bay tác chiến chiến thuật và lục quân Nga đã tấn công quân nhân và thiết bị của đối phương ở cả vùng Kursk của Nga và vùng Sumy của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong ngày 6/12, Ukraine đã mất hơn 250 quân nhân, một xe chiến đấu bộ binh, 2 xe chiến đấu bọc thép và 5 xe cơ giới.
Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nga, kể từ khi bắt đầu chiến sự ở Kursk hồi đầu tháng 8, Kiev đã mất 38.485 quân, 232 xe tăng, 169 xe chiến đấu bộ binh, 123 xe bọc thép chở quân, 1.230 xe chiến đấu bọc thép, 1.092 xe cơ giới, 308 khẩu pháo, 40 hệ thống pháo phóng loạt (MLRS), bao gồm 11 hệ thống HIMARS và 6 hệ thống MLRS do Mỹ sản xuất, cùng hàng loạt thiết bị quân sự khác.
Vào ngày 6/8, lực lượng vũ trang Ukraine đã vượt qua biên giới và bắt đầu chiến dịch đột kích vào khu vực Kursk. Trong chiến dịch, lực lượng Ukraine đã thiết lập quyền kiểm soát đối với hàng chục khu định cư ở Nga, bao gồm thành phố Sudzha, chiếm được khu vực rộng khoảng 1.000km².
Để đáp trả, quân đội Nga đã mở chiến dịch phản công, tìm cách giành lại các vùng lãnh thổ đã mất. Đến tháng 10, các lực lượng Nga đã giành lại khoảng 50% lãnh thổ mà Ukraine đã kiểm soát ở Kursk.
Theo đánh giá của Ukraine và phương Tây, Triều Tiên đã đưa khoảng 10.000 đến 12.000 quân nhân đến Nga để tham gia khóa huấn luyện quân sự. Một phần trong số đó có thể đã được triển khai đến tỉnh Kursk để cùng quân đội Nga đẩy lùi lực lượng Ukraine.
Chiến sự tại Kursk sắp đến hồi kết?
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 6/12 tuyên bố sắp có giải pháp cho tình hình ở Kursk, mặc dù các cuộc giao tranh ở khu vực này vẫn căng thẳng.
"Tình hình đang tiến gần đến hồi kết. Thời gian sẽ cho thấy tình hình sẽ được giải quyết sớm như thế nào. Nhưng chắc chắn sẽ có một giải pháp và tình hình sẽ trở lại bình thường", ông Peskov nói với các phóng viên.
Vào ngày 5/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh bổ nhiệm nghị sĩ Hạ viện Nga Alexander Khinshtein làm thống đốc lâm thời của vùng Kursk.
Bình luận về động thái trên, người phát ngôn Điện Kremlin mô tả ông Khinshtein là người phù hợp cho công việc này, thể hiện niềm tin vào ông trong việc xử lý cuộc khủng hoảng mà khu vực Kursk đang phải đối mặt.
Theo ông Peskov, ngay khi lực lượng Ukraine bị đánh bật khỏi Kursk, Nga cần phải xây dựng lại khu vực này và tái thiết cơ sở hạ tầng tại đây.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).Financial Times (FT) ngày 22/12 cho biết, các thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với các chuyên gia y tế rằng, một số người trong nhóm được cho là muốn Mỹ ở lại WHO nhưng thúc đẩy cải tổ tổ chức này.Tuy nhiên, một nhóm khác muốn Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO và xu hướng này đang thắng thế trong các cuộc tranh luận.FT dẫn lời Ashish Jha, cựu điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho hay nhóm của ông Trump muốn nước Mỹ rút khỏi WHO ngay ngày đầu nhiệm sở của ông Trump, coi đó là biểu tượng đảo ngược động thái mà người tiền nhiệm Joe Biden đã làm trong ngày nhậm chức trước kia.Vào ngày 20/1/2021, ông Biden đã nối lại quan hệ giữa Mỹ và WHO sau khi ông Trump khởi động quá trình rút khỏi tổ chức này vì chỉ trích năn...
Ông Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX (trái) tham dự một sự kiện cùng với ông Donald Trump (phải) khi đó đang là ứng cử viên tổng thống tại Butler, Pennsylvania (Ảnh: Aljazeera).Ông Trump cho biết quan điểm nói rằng ông đã "nhượng lại chức tổng thống" cho ông Musk chỉ là hư cấu và ngay cả khi Musk thực sự muốn điều đó thì cũng không thể có được vì hiến pháp yêu cầu tổng thống phải là công dân sinh ra tại Mỹ. Trong khi đó, ông Musk sinh ra ở Nam Phi."Ồ không, ông ấy sẽ không trở thành tổng thống được. Tôi có thể nói với bạn điều đó", ông Trump nhấn mạnh. "Tôi vẫn đang an toàn. Bạn biết tại sao ông ấy không thể làm được không? Ông ấy không sinh ra ở đất nước này".Tổng thống đắc cử Trump đưa ra bình luận trên vài ngày sau khi tỷ phú Elon Musk - chủ sở hữu Tesla và SpaceX được cho là có những...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).Reuters đưa tin, ông Trump vào ngày 20/12 cho biết EU nên tăng cường nhập khẩu dầu và khí đốt từ Mỹ hoặc đối mặt với các thuế quan áp đặt lên hàng xuất khẩu của khối, bao gồm ô tô và máy móc.Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, EU đang mua phần lớn dầu và khí đốt xuất khẩu của Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng dầu khí khai thác của đất nước."Tôi đã nói với Liên minh Châu Âu rằng họ phải bù đắp thâm hụt khổng lồ với Mỹ bằng việc mua dầu và khí đốt của chúng tôi với quy mô lớn. Nếu không, thuế quan sẽ áp lên mọi hàng hóa", ông Trump viết trên Truth Social.Ủy ban Châu Âu cho biết họ sẵn sàng thảo luận với ông Trump về cách tăng cường mối quan hệ vốn đã mạnh mẽ, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng."EU cam kết loại bỏ nhập khẩu năn...