Người dân ăn mừng tại Damascus sau khi Tổng thống Assad bị lật đổ (Ảnh: Reuters).
Mặc dù các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã mạnh mẽ bác bỏ mọi cáo buộc liên quan, nhưng các chuyên gia cho rằng cuộc tấn công lần này của phe nổi dậy tại Syria, dường như phù hợp với các mục tiêu lâu dài của Ankara.
"Cuộc tấn công lần này của phe nổi dậy ở Syria không thể diễn ra nếu không có sự đồng ý của Ankara", một chuyên gia nhận định.
Thành công của cuộc tấn công chớp nhoáng lần này giúp Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua lực lượng đại diện ở Syria là Quân đội Quốc gia Syria, đẩy lùi lực lượng người Kurd ở Syria. Đây vốn là lực lượng liên minh với kẻ thù không đội trời chung của Ankara, đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Nhóm Hayat Tahrir Al Sham (HTS), vốn dẫn đầu phe nổi dậy ở Syria, bị Ankara liệt kê là một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã hoạt động cùng với nhóm này trong nhiều năm ở miền bắc Syria và được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến nhóm này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Điều cuối cùng mà họ muốn là một khu vực tự trị do người Kurd kiểm soát trên biên giới của mình hoặc một cuộc di cư mới của người tị nạn Syria.
Ankara đã tiến hành một số cuộc xâm nhập vào Syria kể từ năm 2016 với mục đích đẩy lùi nhóm Nhà nước Hồi giáo hoặc các chiến binh người Kurd và tạo ra một vùng đệm dọc theo biên giới của mình. Ankara hiện đang kiểm soát một vùng lãnh thổ ở miền bắc Syria.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara đã trì hoãn cuộc tấn công trong nhiều tháng. Các lực lượng nổi dậy cuối cùng đã tiến hành cuộc tấn công sau khi chính phủ Syria tấn công các khu vực do phe đối lập nắm giữ, vi phạm các thỏa thuận giữa Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hạ nhiệt xung đột.
Các quan chức cho hay cuộc tấn công ban đầu được cho là có giới hạn, nhưng đã mở rộng sau khi các lực lượng chính phủ Syria bắt đầu rút lui khỏi các vị trí của họ.
Phát biểu tại Qatar hôm 8/12, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này "rất coi trọng sự thống nhất quốc gia, sự ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria cũng như phúc lợi của người dân nơi đây". "Nhờ đó, hàng triệu người Syria buộc phải rời bỏ nhà cửa có thể trở về quê hương của họ", Ngoại trưởng Fidan nói.
Rủi ro ngay trước mắt
Xe tăng của quân đội Syria bị bỏ trên đường phố Damascus sau khi quân nổi dậy Syria tuyên bố lật đổ chính phủ Tổng thống Assad vào ngày 8/12 (Ảnh: Reuters).
Sự sụp đổ của chính phủ Syria có thể gây ra một số rủi ro cho Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả việc tạo ra làn sóng người tị nạn mới đến biên giới nếu hỗn loạn xảy ra.
Chuyên gia Sinan Ulgen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Đối ngoại có trụ sở tại Istanbul, cho biết điều ưu tiên và quan trọng nhất là "Thổ Nhĩ Kỳ muốn một Syria ổn định".
"Rủi ro đầu tiên mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn tránh bằng mọi giá là Syria bất ổn, với các cấu trúc quyền lực khác nhau đang tranh giành quyền lực", ông nói, đồng thời nhấn mạnh đến Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd Syria (YPG) có liên hệ với PKK ở đông bắc Syria.
Một giai đoạn chuyển tiếp ổn định sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ chuyển viện trợ kinh tế cho Syria để tạo điều kiện cho người tị nạn trở về, chuyên gia Ulgen nói thêm.
Một số nhà phân tích cho rằng, cuộc tấn công của phe nổi dậy lần này có thể làm bùng lên căng thẳng với những nước ủng hộ chính phủ Syria là Iran và Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, đã tìm cách cân bằng mối quan hệ chặt chẽ với cả Ukraine và Nga trước khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ. Vì vậy, chuyên gia Ulgen lưu ý rằng Nga không cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ kích động phe nổi dậy tấn công. Ông cho biết điều này một phần là do không muốn Thổ Nhĩ Kỳ "chuyển sang quan điểm chống Nga nhiều hơn" trong lập trường của mình về cuộc chiến ở Ukraine.
Người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ vui mừng
Những diễn biến này đã làm dấy lên hy vọng rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể đạt được các mục tiêu chiến lược của mình ở Syria, bao gồm bảo vệ biên giới phía nam và tạo điều kiện cho người tị nạn Syria trở về an toàn.
Từ năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách bình thường hóa quan hệ với Syria. Tuy nhiên, Tổng thống Assad nhấn mạnh rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải rút khỏi miền bắc Syria, trong khi Ankara vẫn khẳng định không thể rút quân chừng nào các mối đe dọa từ lực lượng dân quân người Kurd vẫn còn.
Hiện chưa thể khẳng định liệu việc thay đổi chế độ ở Syria có cho phép Thổ Nhĩ Kỳ đẩy đuổi YPG ra khỏi biên giới của mình hay không.
Chuyên gia Ozgur Unluhisarcikli, Giám đốc Quỹ Marshall của Đức tại Ankara, lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn có tiếng nói quan trọng trong diện mạo mới của Syria. "Sẽ có các cuộc đàm phán quyết định tương lai của Syria", ông nói. "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có ảnh hưởng nhưng Mỹ cũng vậy và các nước Trung Đông được cho là sẽ tài trợ cho việc tái thiết Syria cũng vậy".
Bà Gonul Tol, Giám đốc Chương trình Thổ Nhĩ Kỳ của Viện Trung Đông có trụ sở tại Mỹ, còn lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể không kiểm soát được HTS khi theo đuổi lợi ích riêng của mình. "HTS là một quân bài hoang dã. Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thực sự muốn một tổ chức nổi dậy này điều hành một quốc gia láng giềng không?", bà nêu nghi vấn.
Hiện người tị nạn Syria trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ vui mừng khi chính phủ Tổng thống chính quyền Assad bị lật đổ, nhiều người trong số họ nắm bắt cơ hội được trở về quê hương.
Đám đông lớn vẫy cờ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tụ tập tại quảng trường chính của Kilis, một thành phố biên giới ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Tại tỉnh Hatay, cũng nằm trên biên giới Syria, nhiều người cho biết đã đến lúc trở về nhà sau nhiều năm sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có khoảng 3 triệu người Syria đến tị nạn.
"Chúng tôi đã được tự do, mọi người cần phải được trở về quê hương của mình", người tị nạn Mahmud Esma nói với hãng thông tấn DHA tại cửa khẩu biên giới Cilvegozu.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).Financial Times (FT) ngày 22/12 cho biết, các thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với các chuyên gia y tế rằng, một số người trong nhóm được cho là muốn Mỹ ở lại WHO nhưng thúc đẩy cải tổ tổ chức này.Tuy nhiên, một nhóm khác muốn Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO và xu hướng này đang thắng thế trong các cuộc tranh luận.FT dẫn lời Ashish Jha, cựu điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho hay nhóm của ông Trump muốn nước Mỹ rút khỏi WHO ngay ngày đầu nhiệm sở của ông Trump, coi đó là biểu tượng đảo ngược động thái mà người tiền nhiệm Joe Biden đã làm trong ngày nhậm chức trước kia.Vào ngày 20/1/2021, ông Biden đã nối lại quan hệ giữa Mỹ và WHO sau khi ông Trump khởi động quá trình rút khỏi tổ chức này vì chỉ trích năn...
Ông Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX (trái) tham dự một sự kiện cùng với ông Donald Trump (phải) khi đó đang là ứng cử viên tổng thống tại Butler, Pennsylvania (Ảnh: Aljazeera).Ông Trump cho biết quan điểm nói rằng ông đã "nhượng lại chức tổng thống" cho ông Musk chỉ là hư cấu và ngay cả khi Musk thực sự muốn điều đó thì cũng không thể có được vì hiến pháp yêu cầu tổng thống phải là công dân sinh ra tại Mỹ. Trong khi đó, ông Musk sinh ra ở Nam Phi."Ồ không, ông ấy sẽ không trở thành tổng thống được. Tôi có thể nói với bạn điều đó", ông Trump nhấn mạnh. "Tôi vẫn đang an toàn. Bạn biết tại sao ông ấy không thể làm được không? Ông ấy không sinh ra ở đất nước này".Tổng thống đắc cử Trump đưa ra bình luận trên vài ngày sau khi tỷ phú Elon Musk - chủ sở hữu Tesla và SpaceX được cho là có những...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).Reuters đưa tin, ông Trump vào ngày 20/12 cho biết EU nên tăng cường nhập khẩu dầu và khí đốt từ Mỹ hoặc đối mặt với các thuế quan áp đặt lên hàng xuất khẩu của khối, bao gồm ô tô và máy móc.Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, EU đang mua phần lớn dầu và khí đốt xuất khẩu của Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng dầu khí khai thác của đất nước."Tôi đã nói với Liên minh Châu Âu rằng họ phải bù đắp thâm hụt khổng lồ với Mỹ bằng việc mua dầu và khí đốt của chúng tôi với quy mô lớn. Nếu không, thuế quan sẽ áp lên mọi hàng hóa", ông Trump viết trên Truth Social.Ủy ban Châu Âu cho biết họ sẵn sàng thảo luận với ông Trump về cách tăng cường mối quan hệ vốn đã mạnh mẽ, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng."EU cam kết loại bỏ nhập khẩu năn...