Tiêm kích MiG-31K mang tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga (Ảnh minh họa: Telegraph).
Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) chỉ ra rằng, hàng loạt cuộc không kích của Nga vào các cơ sở năng lượng Ukraine là một phần của chiến dịch lớn hơn nhằm đóng băng quốc gia láng giềng vào mùa đông và buộc đối phương đưa ra các quyết định chính trị có lợi cho Điện Kremlin.
Theo ISW, trong vòng 24 giờ liên tiếp, lực lượng Nga đã thực hiện loạt cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái lớn nhất vào Ukraine kể từ khi xung đột bắt đầu, chủ yếu nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của đối phương.
Tổng cộng, trong quãng thời gian này, không quân Ukraine đã xác định được 287 vũ khí tấn công trên không của đối phương, gồm 94 tên lửa và 193 UAV.
Công ty năng lượng DTEK của Ukraine cho biết cuộc tấn công của Nga đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà máy nhiệt điện (TPP), trong khi chính quyền Ukraine cho biết các cuộc tấn công của Nga đã nhắm vào các cơ sở năng lượng và cơ sở hạ tầng quan trọng ở Kiev, Odessa, Chernihiv, Vinnytsia, Ivano-Frankivsk, Lvov và Ternopil.
Tình trạng mất điện liên tục cũng được báo cáo trên khắp cả nước sau vụ tấn công.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết, 5 trong số 9 lò phản ứng hạt nhân ở vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát đã giảm sản lượng điện do các cuộc không kích của Nga, trong đó có 2 lò phản ứng hạt nhân đang sản xuất điện ở mức công suất giảm do hậu quả chưa khắc phục sau các cuộc không kích của Nga vào cuối tháng 11 và 3 lò phản ứng còn lại trở lại hoạt động bình thường vào ngày 13/12.
ISW nhận định: "Chuỗi các cuộc tập kích của Nga vào các cơ sở năng lượng của Ukraine là một phần của chiến dịch lớn hơn nhằm đóng băng Ukraine vào mùa đông năm 2024-2025 và buộc Kiev và phương Tây phải đưa ra các quyết định chính trị có lợi cho Moscow".
Nga đã nhiều lần tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine trong suốt mùa thu và mùa đông kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào năm 2022 và đã thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, đáng chú ý là vào các ngày 16-17/11 và 25-26/11.
Báo cáo có đoạn: "Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này đã thực hiện cuộc tập kích ngày 12-13/12 để đáp trả vụ tấn công ngày 11/12 của Ukraine vào Taganrog, tỉnh Rostov, sử dụng tên lửa ATACMS do phương Tây cung cấp".
Giới phân tích cho biết, thông điệp của Moscow có thể nhằm trả đũa các cuộc tấn công của Ukraine vào Nga và nhằm mục đích hỗ trợ chiến dịch kiểm soát phản xạ của Điện Kremlin để buộc các nước phương Tây đưa ra quyết định ngừng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do họ cung cấp cũng như các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai theo các điều khoản có lợi cho Nga.
Các chuyên gia cho biết thêm rằng, những cuộc không kích của Kiev vào một số sân bay quân sự ở Nga và các hệ thống phòng không của Moscow ở các khu vực hậu phương gần có thể dẫn đến việc giảm số lượng các hoạt động không quân và các cuộc ném bom của Nga ở Ukraine.
Xét cho cùng, theo ý kiến của họ, mối đe dọa từ các cuộc không kích của Ukraine vào các sân bay của Nga trong phạm vi bao phủ của tên lửa ATACMS và Storm Shadow có thể buộc lực lượng Moscow phải bố trí máy bay tại các sân bay nằm sâu hơn bên trong nước Nga và làm phức tạp thêm khả năng tấn công Ukraine bằng bom.
Đồng thời, chiến dịch tấn công có mục tiêu vào hệ thống phòng không của Nga nhằm mục đích làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là trên khu vực bị kiểm soát của Ukraine, giúp giảm bớt các cuộc ném bom vào các khu vực tiền tuyến và các thành phố hậu phương của Ukraine.
Bản đồ chiến sự Nga - Ukraine tại Pokrovsk thuộc vùng Donetsk ngày 13/12. Trong đó, Moscow kiểm soát khu vực màu hồng, những vòng tròn thể hiện các mặt trận, kích thước càng lớn càng nóng bỏng. Các khu vực màu vàng là nơi họ mới giành được (Ảnh: ISW).
Những nhận định đáng chú ý trong báo cáo ngày 13/12 của ISW:
Thứ nhất, trong 24 giờ liên tiếp, lực lượng Moscow đã thực hiện đợt tấn công bằng tên lửa và UAV lớn chưa từng có vào Ukraine kể từ đầu xung đột, chủ yếu nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của đối phương.
Thứ hai, chuỗi các cuộc tấn công của Nga vào các cơ sở năng lượng của Ukraine là một phần của chiến dịch lớn hơn nhằm đóng băng Ukraine vào mùa đông năm 2024-2025 và buộc Kiev và phương Tây phải kiềm chế và đưa ra các quyết định chính trị có lợi cho Nga.
Thứ ba, các cuộc tập kích của Kiev vào các sân bay quân sự ở Nga và các hệ thống phòng không của Moscow ở gần hậu phương có thể dẫn đến việc giảm hoạt động không quân và các cuộc tấn công bằng bom lượn ở Ukraine.
Thứ tư, Nga đang sơ tán một số đơn vị của mình tại Syria, đồng thời tiếp tục đàm phán với từng nhóm đối lập Syria về sự hiện diện quân sự lâu dài của Nga tại quốc gia này.
Thứ năm, tình trạng của căn cứ trực thăng của Nga ở Qamishl, đông bắc Syria vẫn chưa rõ ràng.
Thứ sáu, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 500 triệu USD cho Ukraine vào ngày 12/12.
Thứ bảy, quân đội Nga có những bước tiến được xác nhận gần Pokrovsk và Ugledar.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).Financial Times (FT) ngày 22/12 cho biết, các thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với các chuyên gia y tế rằng, một số người trong nhóm được cho là muốn Mỹ ở lại WHO nhưng thúc đẩy cải tổ tổ chức này.Tuy nhiên, một nhóm khác muốn Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO và xu hướng này đang thắng thế trong các cuộc tranh luận.FT dẫn lời Ashish Jha, cựu điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho hay nhóm của ông Trump muốn nước Mỹ rút khỏi WHO ngay ngày đầu nhiệm sở của ông Trump, coi đó là biểu tượng đảo ngược động thái mà người tiền nhiệm Joe Biden đã làm trong ngày nhậm chức trước kia.Vào ngày 20/1/2021, ông Biden đã nối lại quan hệ giữa Mỹ và WHO sau khi ông Trump khởi động quá trình rút khỏi tổ chức này vì chỉ trích năn...
Ông Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX (trái) tham dự một sự kiện cùng với ông Donald Trump (phải) khi đó đang là ứng cử viên tổng thống tại Butler, Pennsylvania (Ảnh: Aljazeera).Ông Trump cho biết quan điểm nói rằng ông đã "nhượng lại chức tổng thống" cho ông Musk chỉ là hư cấu và ngay cả khi Musk thực sự muốn điều đó thì cũng không thể có được vì hiến pháp yêu cầu tổng thống phải là công dân sinh ra tại Mỹ. Trong khi đó, ông Musk sinh ra ở Nam Phi."Ồ không, ông ấy sẽ không trở thành tổng thống được. Tôi có thể nói với bạn điều đó", ông Trump nhấn mạnh. "Tôi vẫn đang an toàn. Bạn biết tại sao ông ấy không thể làm được không? Ông ấy không sinh ra ở đất nước này".Tổng thống đắc cử Trump đưa ra bình luận trên vài ngày sau khi tỷ phú Elon Musk - chủ sở hữu Tesla và SpaceX được cho là có những...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).Reuters đưa tin, ông Trump vào ngày 20/12 cho biết EU nên tăng cường nhập khẩu dầu và khí đốt từ Mỹ hoặc đối mặt với các thuế quan áp đặt lên hàng xuất khẩu của khối, bao gồm ô tô và máy móc.Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, EU đang mua phần lớn dầu và khí đốt xuất khẩu của Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng dầu khí khai thác của đất nước."Tôi đã nói với Liên minh Châu Âu rằng họ phải bù đắp thâm hụt khổng lồ với Mỹ bằng việc mua dầu và khí đốt của chúng tôi với quy mô lớn. Nếu không, thuế quan sẽ áp lên mọi hàng hóa", ông Trump viết trên Truth Social.Ủy ban Châu Âu cho biết họ sẵn sàng thảo luận với ông Trump về cách tăng cường mối quan hệ vốn đã mạnh mẽ, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng."EU cam kết loại bỏ nhập khẩu năn...