Tác động của thời tiết giao mùa đến sức khỏe và cách phòng tránh mề đay cấp và mãn tính

Sau đại dịch Covid-19, hệ miễn dịch của con người bị rối loạn, khiến triệu chứng của các bệnh mãn tính đang được kiểm soát ổn định hoặc tiềm ẩn trở nên trầm trọng, khó kiểm soát hơn hoặc toàn phát, trong đó có bệnh mề đay.

Với dấu hiệu ban đầu là phát ban, mề đay không chỉ là một phản ứng dị ứng mà còn có thể là cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tuyến giáp, các rối loạn tự miễn…

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng (trừ trường hợp phù mao mạch vùng hầu họng), nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh mề đay xuất hiện quanh năm nhưng nhiều người hay tái phát bệnh vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa đông. 

Bệnh mề đay không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống (Ảnh: D.D).

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng (trừ một số trường hợp gây phù mạch, hoặc dị ứng gây sốc phản vệ...), nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Nhà báo Lê Bảo Trung, Trưởng ban Khoa học - Công nghệ, báo Dân trí tặng hoa các khách mời (Ảnh: Thành Đông).

Bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và gãi nhiều, từ đó làm tổn thương lan rộng hơn, da trầy xước dẫn đến thâm da và để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ nếu không được chữa trị dứt điểm. 

Một số trường hợp đi thăm khám nhiều nơi, khám nhiều chuyên khoa khác nhau nhưng bệnh vẫn chưa được kiểm soát, thậm chí họ tìm đến các phương pháp điều trị không khoa học dẫn đến hậu quả đáng tiếc. 

Tọa đàm diễn ra lúc 9h ngày 20/12 (Ảnh: Thành Đông).

Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị như điều trị bằng thuốc sinh học, chẩn đoán chuyên sâu bằng hệ thống xét nghiệm tiên tiến hàng đầu tại châu Á. Bệnh có thể được điều trị tận gốc, kiểm soát tốt tác dụng phụ, tối ưu chi phí điều trị. 

Vì thế, để giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách kiểm soát bệnh hiệu quả, báo Dân trí phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tổ chức tọa đàm Mề đay cấp và mãn tính do thời tiết giao mùa - Sống chung với "địch" hay đối đầu để kiểm soát bệnh hiệu quả?.

Buổi tọa đàm diễn ra lúc 9h ngày 20/12, có sự tham gia của 2 khách mời gồm:

- PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh, Viện phó Viện Nghiên cứu Miễn dịch Vinmec - VinUni, Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng kiêm Trưởng khoa Nội chung, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City.

- ThS.BS Thục Thanh Huyền, Bác sĩ Miễn dịch - Dị ứng Nhi khoa, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City. 

Trong tọa đàm lần này, các bác sĩ sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về mề đay mà bạn không thể bỏ qua:

- Ứng dụng AI trong chẩn đoán bệnh mề đay: Khám phá cách trí tuệ nhân tạo đang giúp phát hiện và chẩn đoán mề đay chính xác hơn, nhanh chóng hơn.

- Các hệ thống xét nghiệm và chẩn đoán bệnh: Tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm tiên tiến giúp chẩn đoán mề đay và phân biệt các dạng bệnh lý khác.

- Hiểu đúng về bệnh mề đay và nguy cơ khi sử dụng thuốc bừa bãi: Cảnh giác với việc tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định, vì có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng.

- Thuốc sinh học trong điều trị mề đay: Cập nhật các phương pháp điều trị mề đay bằng thuốc sinh học, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và an toàn.

Ngay từ bây giờ, quý vị độc giả có thể đặt câu hỏi tới các vị khách mời của chương trình.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Trẻ em chưa đủ tuổi tiêm vaccine sởi: nên tiêm trước 9 tháng?

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay Việt Nam ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số sởi dương tính cao hơn 111 lần.Trẻ mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội (Ảnh: Minh Nhật).Trên thế giới, số mắc sởi cũng tăng cao, với 10,3 triệu ca mắc năm 2023, tăng 20% so với năm 2022, trong đó có hơn 107.000 ca tử vong, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.WHO đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc sởi và nguy cơ bùng phát dịch tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhằm tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi, Bộ Y tế đã tiến...

Tin tức 1
Nguy hiểm khi tiếp xúc với chất độc trong quá trình làm vườn, việc cấp cứu nhanh chóng quyết định tính mạng

Thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn đã được ghi nhận ở khu vực phía Nam.Điển hình là trường hợp của ông L.T.B. (58 tuổi, ngụ tỉnh Long An). Khai thác bệnh sử, trong lúc dọn cây ngoài vườn, ông có cảm giác đau bàn tay trái, khi nhìn lại thì thấy vết thương nhỏ đang rỉ máu.Ngay sau đó, người nhà đã nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện trong tình trạng đau nhức nhiều kèm theo sưng, bầm tím quanh vùng cắn. Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định ông bị rắn lục đuôi đỏ cắn.Ông B. bị rắn cắn trong lúc dọn vườn (Ảnh: BV).Tương tự, ông P.V.C. (58 tuổi) khi dọn dẹp bãi đất ngoài vườn đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào gót chân bên phải. Sau tai nạn, ông C. cảm thấy choáng váng, gót chân sưng nhanh chóng, môi và lưỡi đều bị tê.Tại bệnh viện, cả hai người bệnh được đội ngũ bác sĩ nhanh chóng...

Tin tức 1
Cà phê và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nội tiết Thế giới được công bố hồi tháng 9, việc thường xuyên tiêu thụ caffeine ở mức vừa phải có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ phát huy khi mọi người nạp một lượng caffeine vừa phải mỗi ngày. Trong trường hợp nếu nạp quá nhiều, caffeine có thể gây ra tác dụng ngược, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 360.000 người trong độ tuổi 37-73 từ UK Biobank, so sánh những người không tiêu thụ bất kỳ loại caffeine nào hoặc nạp ít hơn 100 mg caffeine/ngày với những người nạp 200-300 mg caffeine/ngày.Kết quả cho thấy nhóm thứ hai có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ít hơn tới 41-48%.Tiêu thụ cà phê với lượng vừa phải có khả năng hạn chế bệnh tim...