Chiều 2/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về đề xuất chính sách khuyến khích phát triển phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, nhất là tại các thành phố lớn, đô thị đông dân, lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh cần có giải pháp tổng thể để giảm các nguồn gây ô nhiễm, trong đó có phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu.
Theo Phó Thủ tướng, đã đến lúc các bộ, ngành phải đề xuất chính sách tổng thể, lộ trình cụ thể tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành vi của người dân, doanh nghiệp nhằm hạn chế sản xuất, nhập khẩu, sử dụng phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu và chuyển sang phương tiện giao thông xanh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về đề xuất chính sách khuyến khích phát triển phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải (Ảnh: Minh Khôi).
Phó Thủ tướng nêu yêu cầu cần tăng cường đầu tư phương tiện giao thông công cộng xanh; bố trí các điểm, tuyến giao thông công cộng thuận tiện; có phương án phân luồng sử dụng phương tiện giao thông cá nhân với các khu vực có mức độ ô nhiễm khác nhau…
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết Bộ đã xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến kiểm soát khí thải phương tiện sử dụng xăng dầu; khuyến khích phương tiện giao thông sử dụng điện, nhiên liệu xanh; đầu tư hạ tầng dành cho phương tiện giao thông xanh…
Phương tiện giao thông sử dụng điện là phương án tối ưu để thay thế phương tiện sử dụng xăng dầu, theo lời lãnh đạo Bộ GTVT.
Về phía các địa phương, Hà Nội và TPHCM cũng đang xây dựng phương án chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng sử dụng xăng dầu sang sử dụng điện, nhiên liệu xanh.
Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp xe buýt là chi phí đầu tư lớn nhưng chưa thể tiếp cận nguồn tài chính xanh, chưa có quy định liên quan đến cho thuê tài chính đối với phương tiện giao thông công cộng; giá thành điện cung cấp cho các trạm sạc chưa hợp lý…
Ông Tuấn cho biết Bộ GTVT đang hỗ trợ Hà Nội và TPHCM xác định vùng phát thải thấp với quy định phương tiện không phát thải, hoặc phát thải thấp được phép lưu hành.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện sử dụng xăng, dầu sang sử dụng điện, năng lượng xanh (Ảnh: Minh Khôi).
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện giao thông cá nhân, công cộng sử dụng xăng, dầu sang sử dụng điện, nhiên liệu xanh. Đi kèm với đó, ông yêu cầu ràng buộc trách nhiệm của địa phương trong việc ban hành chính sách quản lý phương tiện giao thông với các khu vực ô nhiễm không khí trên địa bàn.
Với Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông đang lưu hành; tiêu chí xác định những khu vực, địa bàn có chỉ số ô nhiễm không khí cao cần thực hiện các giải pháp hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm, chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh.
Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo các địa phương, nhất là Hà Nội và TPHCM khẩn trương phối hợp với Bộ GTVT rà soát, cập nhật quy hoạch hạ tầng giao thông (tuyến, đường, bến, điểm đỗ) để khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh vào quy hoạch chung của địa phương.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương xây dựng lộ trình hạn chế, chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu sang phương tiện giao thông xanh tại các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí.
Ngày 2/1, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, đã có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Thị Nại, thành phố Quy Nhơn. Tại buổi gặp gỡ, nhiều vấn đề nổi cộm đã được cử tri nêu ra, đòi hỏi sự quan tâm và giải quyết từ phía chính quyền.Cử tri đã kiến nghị về tình trạng đậu, đỗ xe không đúng quy định trên một số tuyến đường, cùng với việc buôn bán lấn chiếm vỉa hè, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Đặc biệt, tình trạng ùn ứ giao thông tại khu vực ngã 5 Đống Đa cũng được nhấn mạnh nhưng chưa có phương án xử lý hiệu quả.Cử tri cũng đề nghị Trung ương và tỉnh cần thống nhất một bộ sách giáo khoa, quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và quan tâm hơn đến các chính sách an sinh xã hội để giảm tỷ lệ hộ nghèo.Phát biểu tại...
Sáng 31/12/2024, Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024.Lãnh đạo các Đảng bộ được xếp loại Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024 nhận bằng khen tại hội nghị (Ảnh: Tống Giáp).Những con số kỷ lục Báo cáo Đảng bộ về kết quả năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Hoạt cho biết, năm qua Đảng bộ Bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hoàn thành các đề án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ giao. 100% các đề án được hoàn thành bảo đảm tiến độ, chất lượng yêu cầu.Bộ LĐ-TB&XH "về đích" ở toàn bộ các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao, góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua...
Yêu cầu này được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại hội nghị Đối thoại với nông dân Việt Nam 2024 diễn ra sáng 31/12, tại Hà Nội.Cuộc đối thoại diễn ra với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cuộc đối thoại chủ yếu nhằm tri ân nông dân, hợp tác xã, những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã đóng góp rất quan trọng trong năm 2024 để cả nước cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra.Tại hội nghị, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần tri ân, tương tác, chia sẻ, tìm ra giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).Nhất là lĩnh vực...