Báo Guardian (Anh) dẫn nguồn tin từ các quan chức Điện Kremlin ngày 22/7 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin không lo lắng về Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như thời hạn 50 ngày do ông chủ Nhà Trắng đưa ra nhằm ép Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua.
"Moscow thất vọng và không hài lòng vì không đạt được thỏa thuận với ông Trump... Nhưng dù ông Putin có kỳ vọng như thế nào về một mối quan hệ tốt đẹp với ông Trump, kỳ vọng đó vẫn luôn đứng sau các mục tiêu tối thượng của ông ở Ukraine. Đối với ông Putin, chiến dịch quân sự ở Ukraine là vấn đề sống còn", một cựu quan chức cấp cao của Điện Kremlin cho biết.
Vào ngày 14/7, Tổng thống Trump đã bày tỏ sự thất vọng về việc Tổng thống Putin từ chối đồng ý ngừng bắn. Ông Trump cũng tuyên bố một đợt cung cấp vũ khí mới của Mỹ cho Ukraine, bao gồm hệ thống tên lửa Patriot, do NATO và các đồng minh châu Âu chi trả.
Tổng thống Trump đã đưa ra một tối hậu thư cứng rắn: Nga có 50 ngày để đạt được một thỏa thuận hòa bình, nếu không sẽ phải đối mặt với mức thuế quan "rất nghiêm khắc" đối với hàng xuất khẩu của Moscow - có khả năng lên tới 100%.
Tối hậu thư của Tổng thống Trump được đưa ra trong bối cảnh Nga tăng cường các cuộc không kích vào thủ đô Kiev của Ukraine cũng như các thành phố ở xa tiền tuyến.
Cựu quan chức Điện Kremlin cho rằng việc Nga tấn công các thành phố của Ukraine sau các cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin là một "sai lầm chiến lược". Nguồn tin nhận định Nga bị “ám ảnh” với việc phải phô diễn sức mạnh trong cuộc xung đột.
"Rất nhiều điều có thể xảy ra trong 50 ngày và ông Putin biết điều đó. Ông ấy coi ông Trump là người dễ bị cảm xúc chi phối và dễ bị tác động... Moscow sẽ tiếp tục có những động thái tiếp cận Washington. Họ không coi sự rạn nứt này là không thể giải quyết được", một nguồn tin trong giới chính sách đối ngoại của Nga cho biết.
Các nguồn tin am hiểu về chính sách của nhà lãnh đạo Nga nói với Guardian rằng, Tổng thống Putin coi tối hậu thư của Tổng thống Trump là cơ hội để tối đa hóa các mục tiêu của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
"Tại Moscow, từng có hy vọng và kỳ vọng về việc xây dựng một mối quan hệ bền chặt với ông Trump... Nhưng rốt cuộc lại là các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn của Mỹ và một nguồn cung vũ khí ổn định cho Ukraine", nhà phân tích chính trị độc lập Nga Tatiana Stanovaya cho biết.
Hãng tin Reuters ngày 15/7 dẫn 3 nguồn tin thân cận với Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn kiên quyết tiếp tục chiến dịch quân sự tại Ukraine cho đến khi phương Tây đồng ý hòa bình theo các điều khoản của ông.
Theo các nguồn tin, Tổng thống Putin kiên quyết giữ vững các điều khoản của mình, bất chấp tối hậu thư của ông chủ Nhà Trắng.
Các nguồn tin cho biết Tổng thống Putin không thấy lý do gì để lùi bước trước sức ép của Tổng thống Trump.
Thay vào đó, các nguồn tin tiết lộ nhà lãnh đạo Nga tự tin rằng quân đội và nền kinh tế Nga có thể chịu được sức ép bổ sung của phương Tây, bao gồm các lệnh trừng phạt và thuế quan, thậm chí còn sẵn sàng mở rộng lãnh thổ mà Nga kiểm soát khi các lực lượng Nga tiếp tục tiến công.
Theo một nguồn tin được trích dẫn, Tổng thống Putin tin rằng Mỹ và các nước khác đã không nghiêm túc giải quyết các yêu cầu của ông liên quan đến Ukraine.
Theo Reuters, các điều kiện hòa bình do Tổng thống Putin đưa ra vẫn kiên định. Các điều kiện này bao gồm cam kết ràng buộc rằng NATO sẽ không mở rộng về phía đông, sự trung lập của Ukraine, giới hạn quân sự của Kiev, công nhận các vùng lãnh thổ Nga đã sáp nhập tại Ukraine và bảo vệ cộng đồng người dân nói tiếng Nga.
Các nguồn tin cũng cho biết Tổng thống Putin sẵn sàng thảo luận về các đảm bảo an ninh quốc tế cho Ukraine, mặc dù cách thức thực hiện vẫn chưa rõ ràng.
Hai nguồn tin Nga nói với Reuters rằng Moscow tin rằng họ đang nắm giữ lợi thế trên chiến trường và trong sản xuất quốc phòng. Họ tuyên bố nền kinh tế thời chiến của Nga đang vượt xa liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu trong các lĩnh vực quan trọng như sản xuất đạn pháo.
Một nguồn tin thứ hai có liên hệ với Điện Kremlin cũng đồng tình rằng những tổn thất kinh tế do sức ép từ phương Tây chỉ được coi là thứ yếu so với các mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn của Moscow.
Theo nguồn tin, Tổng thống Putin không lo ngại trước những lời đe dọa trừng phạt của Washington đối với các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, những nước vẫn tiếp tục mua dầu của Nga.
Trên mạng xã hội hôm 24/7, Tổng thống Trump phủ nhận việc ông đang tìm cách hủy hoại đế chế kinh doanh của tỷ phú Musk, người từng là đồng minh thân cận của ông, như một hành động trả đũa cho tranh cãi giữa hai bên liên quan đến đạo luật thuế chủ chốt của người đứng đầu Nhà Trắng.“Mọi người đều nói rằng tôi sẽ phá hủy các công ty của Elon bằng cách cắt giảm một phần, nếu không muốn nói là toàn bộ, các khoản trợ cấp quy mô lớn mà ông ấy nhận từ chính phủ Mỹ. Điều đó không đúng! Tôi muốn Elon, và tất cả các doanh nghiệp trong đất nước chúng ta, phát triển", ông Trump viết.“Họ làm ăn càng tốt thì nước Mỹ càng phát triển, và điều đó có lợi cho tất cả chúng ta. Chúng ta đang lập kỷ lục mỗi ngày, và tôi muốn giữ nguyên như vậy!”, Tổng thống nói thêm.Hồi đầu tháng này, ông Trump gợi ý Ban Hiệu su...
Tổng thống Vladimir Putin hôm 24/7 cùng những người đưa tang nói lời tiễn biệt với bà Irina Podnosova, bạn học cũ của ông và là Chánh án Tòa án Tối cao Nga, người vừa qua đời đầu tuần này ở tuổi 71.Ông Putin trông buồn bã và trầm ngâm khi ngồi cùng các thành viên trong gia đình bà Podnosova tại một bệnh viện ở Moscow, nơi đặt linh cữu của bà, với đội danh dự đứng hai bên, để mọi người đến viếng và tiễn biệt.Tổng thống Putin đặt một bó hoa đỏ dưới chân quan tài, làm dấu thánh giá và cúi đầu trước linh cữu trước khi trò chuyện với gia đình bà.Ông Putin, 72 tuổi, và bà Podnosova từng là sinh viên luật cùng thời vào những năm 1970 ở Leningrad, nay là St. Petersburg, nơi ông bắt đầu sự nghiệp trong ngành an ninh. Bà Podnosova là một trong số những nhân vật thân tín từ giai đoạn đó, sau này giữ...
Chín tháng sau khi Australia cam kết viện trợ 49 chiếc M-1A1 Abrams loại biên cho Ukraine, lô xe tăng đầu tiên do Mỹ sản xuất đã được vận chuyển tới Ukraine.Những hình ảnh được Bộ Quốc phòng Australia công bố cuối tuần qua cho thấy các xe tăng nặng 69 tấn, thuộc thế hệ những năm 2000, đang được chất lên tàu. Hình ảnh khác cho thấy một số xe tăng đang được vận chuyển bằng tàu hỏa, dường như đang trên đường tới Ukraine sau khi cập cảng ở Đức.Lô Abrams này là sự bổ sung đáng giá cho kho vũ khí của Ukraine. Trước đó, 31 xe M-1A1 do Mỹ cam kết viện trợ từ năm 2023 đã bị hao hụt đáng kể, khi ít nhất 22 chiếc bị Nga phá hủy, thu giữ hoặc hỏng hóc.49 chiếc Abrams mới, kết hợp với số còn sót lại từ lô 31 chiếc do Mỹ chuyển giao, có thể đủ để trang bị cho hai tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn theo lý thuyết...