Mỹ giải thích lý do chưa tung thêm đòn trừng phạt Nga

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã lên tiếng bảo vệ quyết định của Washington trong việc từ chối tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Moscow, với lý do các biện pháp này có thể khiến Nga rời xa các cuộc đàm phán ngừng bắn.

Từ sau vòng đàm phán ở Ả rập Xê út hồi tháng 3, Mỹ đã thúc đẩy một lệnh ngừng bắn vô điều kiện giữa Ukraine và Nga. Tuy nhiên, tới nay, kịch bản này vẫn chưa xảy ra vì hai bên vẫn đang lệch pha với nhau về điều kiện tiên quyết dẫn tới đình chiến.

Giữa lúc Ukraine và châu Âu kêu gọi Washington gia tăng trừng phạt để gây áp lực cho Nga, ông Rubio nói rằng ông lo ngại điều này sẽ khiến Moscow từ chối đối thoại.

“Nếu chúng ta làm điều mà mọi người ở đây muốn, tức là siết chặt trừng phạt họ, thì rất có thể chúng ta sẽ mất khả năng đàm phán về ngừng bắn với họ. Khi đó ai sẽ nói chuyện với họ?”, ông Rubio nói với Politico, theo bài báo được công bố ngày 25/6.

Ông Rubio cho biết Washington sẽ “tiếp tục tham gia” dù tiến triển là rất hạn chế, khác với tuyên bố trước đó rằng Mỹ sẽ rút lui khỏi nỗ lực trung gian nếu không có bước tiến đáng kể.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia. Nếu còn cơ hội để tạo ra khác biệt và đưa họ trở lại bàn đàm phán, chúng tôi sẽ nắm lấy”, ông nói.

Ông Rubio cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump “sẽ biết khi nào là thời điểm và địa điểm phù hợp” để áp thêm trừng phạt, và lưu ý rằng chính quyền Trump chưa gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đã có từ thời chính quyền tiền nhiệm.

Ông Rubio nói thêm rằng ông Trump đang làm việc với Quốc hội để đảm bảo “sự linh hoạt” trong các biện pháp trừng phạt mới, và rằng đến một thời điểm nhất định, Mỹ có thể áp thêm trừng phạt và chấm dứt đối thoại với Nga.

“Chúng tôi đã thảo luận với Quốc hội về cách định hình và cấu trúc các biện pháp đó, vì cuối cùng, chúng tôi cho rằng tổng thống cần có đủ sự linh hoạt để ban hành trừng phạt, và cho đến nay chúng tôi chưa gỡ bỏ bất kỳ lệnh trừng phạt nào", ông nói.

Về các yêu cầu chủ quyền của Nga, ông Rubio cho biết Washington không tin Moscow có thể đạt được những mục tiêu đó.

“Chúng tôi nhận thấy rằng Nga đang tìm cách đạt được trên chiến trường những gì họ đề nghị tại bàn đàm phán. Chúng tôi cho rằng họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn là họ nghĩ", ông nhấn mạnh.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Ông Putin phản ứng ra sao sau tối hậu thư của ông Trump?

Báo Guardian (Anh) dẫn nguồn tin từ các quan chức Điện Kremlin ngày 22/7 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin không lo lắng về Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như thời hạn 50 ngày do ông chủ Nhà Trắng đưa ra nhằm ép Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua."Moscow thất vọng và không hài lòng vì không đạt được thỏa thuận với ông Trump... Nhưng dù ông Putin có kỳ vọng như thế nào về một mối quan hệ tốt đẹp với ông Trump, kỳ vọng đó vẫn luôn đứng sau các mục tiêu tối thượng của ông ở Ukraine. Đối với ông Putin, chiến dịch quân sự ở Ukraine là vấn đề sống còn", một cựu quan chức cấp cao của Điện Kremlin cho biết.Vào ngày 14/7, Tổng thống Trump đã bày tỏ sự thất vọng về việc Tổng thống Putin từ chối đồng ý ngừng bắn. Ông Trump cũng tuyên bố một đ...

Tin tức 1
Abrams tái xuất chiến trường Ukraine: Khó làm thay đổi cuộc chơi

Chín tháng sau khi Australia cam kết viện trợ 49 chiếc M-1A1 Abrams loại biên cho Ukraine, lô xe tăng đầu tiên do Mỹ sản xuất đã được vận chuyển tới Ukraine.Những hình ảnh được Bộ Quốc phòng Australia công bố cuối tuần qua cho thấy các xe tăng nặng 69 tấn, thuộc thế hệ những năm 2000, đang được chất lên tàu. Hình ảnh khác cho thấy một số xe tăng đang được vận chuyển bằng tàu hỏa, dường như đang trên đường tới Ukraine sau khi cập cảng ở Đức.Lô Abrams này là sự bổ sung đáng giá cho kho vũ khí của Ukraine. Trước đó, 31 xe M-1A1 do Mỹ cam kết viện trợ từ năm 2023 đã bị hao hụt đáng kể, khi ít nhất 22 chiếc bị Nga phá hủy, thu giữ hoặc hỏng hóc.49 chiếc Abrams mới, kết hợp với số còn sót lại từ lô 31 chiếc do Mỹ chuyển giao, có thể đủ để trang bị cho hai tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn theo lý thuyết...

Tin tức 1
Canada nói sẽ không chấp nhận thỏa thuận thương mại với Mỹ bằng mọi giá

Phát biểu sau cuộc họp khẩn với lãnh đạo 10 bang và 3 vùng lãnh thổ, Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết chính phủ của ông sẽ chỉ ký kết một thỏa thuận “nếu điều đó mang lại lợi ích tốt nhất cho người dân Canada”. “Mục tiêu của chúng tôi không phải là có một thỏa thuận bằng mọi giá”, ông nhấn mạnh.Ông Dominic LeBlanc, Bộ trưởng trong nội các Canada kiêm người phụ trách chính trong các cuộc đàm phán với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, sẽ ở Washington đến hết tuần để tiếp tục đàm phán.“Đây là các cuộc thương lượng phức tạp và chúng tôi sẽ tận dụng mọi thời gian cần thiết”, ông Carney nói khi rời cuộc họp với lãnh đạo các bang.Trước đó, ông Carney từng bày tỏ lạc quan rằng ông có thể đạt được một thỏa thuận nhằm xóa bỏ các mức thuế mà ông Trump đã áp đặt trong năm với Canada, bao gồ...