Sở Y tế TPHCM vừa công bố kết quả đánh giá chất lượng năm 2024 của 124 bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn, không bao gồm các cơ sở thuộc bộ, ngành và những bệnh viện mới thành lập dưới 12 tháng.
Đánh giá được thực hiện theo thang điểm 1.000, trong đó 550 điểm tập trung vào năng lực quản lý chất lượng.
Top 10 bệnh viện chất lượng cao nhất
Dẫn đầu danh sách năm nay là Bệnh viện Bình Dân với 964,15 điểm, tiếp theo là Bệnh viện Nhân dân Gia Định (963,51 điểm) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (962,57 điểm).
Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (956,12 điểm); Bệnh viện Hùng Vương (954,99 điểm); Bệnh viện Nhi Đồng 1 (947,16 điểm); Bệnh viện Nhân dân 115 (936,25 điểm); Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (928,34 điểm); Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (907,30 điểm); Bệnh viện Ung Bướu (903,06 điểm).
Đây là những bệnh viện công và tư có quy trình quản lý chất lượng, chăm sóc người bệnh và cải tiến dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao nhất trong năm qua.
10 cơ sở có điểm đánh giá cần cải thiện
Ở chiều ngược lại, 10 cơ sở y tế có điểm chất lượng thấp nhất bao gồm: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm mỹ Paris (480,93 điểm); Trung tâm Y tế quận 5 (541,47 điểm); Bệnh viện Chuyên khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ JK Nhật Hàn (553,00 điểm).
Các bệnh viện tiếp theo gồm: Bệnh viện Gaya Việt - Hàn (569,23 điểm); Bệnh viện Mắt Cao Thắng (572,24 điểm); Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn (600,78 điểm); Trung tâm Y tế quận 3 (607,43 điểm); Trung tâm Y tế quận 10 (609,98 điểm); Bệnh viện STO Phương Đông (634,11 điểm); Bệnh viện Thẩm mỹ Kỳ Hòa - MEDIKA (635,07 điểm).
Đáng chú ý, ba trung tâm y tế công lập thuộc TPHCM cũ là quận 3, quận 5 và quận 10 nằm trong nhóm có điểm đánh giá thấp. Nguyên nhân được xác định là do công suất sử dụng giường bệnh quá thấp, chỉ khoảng 6%.
Trước thực trạng trên, Sở Y tế TPHCM đã quyết định tái cấu trúc hoạt động của các trung tâm y tế này. Phần khám chữa bệnh sẽ được chuyển về các bệnh viện tuyến trên, trong khi trung tâm y tế quận sẽ tập trung nhiều hơn vào công tác dự phòng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Theo Sở Y tế TPHCM, 100% bệnh viện trong danh sách đều đã lắp đặt ki-ốt khảo sát mức độ không hài lòng nhằm thu thập ý kiến phản hồi từ người bệnh. Dữ liệu này được xem là công cụ quan trọng giúp các đơn vị liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ.
Thống kê hoạt động y tế trong 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy TPHCM đã tiếp nhận hơn 22,4 triệu lượt khám ngoại trú, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước; số lượt điều trị nội trú cũng tăng 9,9%, đạt hơn 1 triệu ca.
Trong khi đó, Bình Dương ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội với 2,5 triệu lượt khám (tăng 46,6%) và 126.000 ca nội trú (tăng 5,9%). Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận 1,9 triệu lượt khám (giảm 4,4%) và 153.000 lượt nội trú (tăng 4,4%).
Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện lần này sẽ là cơ sở để các cơ sở y tế tiếp tục cải tiến dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của người bệnh trong thời gian tới.
Thanh thiếu niên còn trẻ, khỏe, sức đề kháng tốt, rất khó để mắc não mô cầu khuẩn. Đó là suy nghĩ của nhiều thanh thiếu niên như Quốc Khang (18 tuổi, TPHCM). Cậu sinh viên chia sẻ: “Ngày thường tôi cũng tập gym, ăn uống lành mạnh và ít khi đến những nơi có mầm bệnh. Tôi nghĩ vậy là đủ để bảo vệ bản thân”.Tương tự Khang, chị Thanh Hiền (Cần Thơ) cho biết 2 con ở tuổi 15 và 18 đã tiêm đủ các mũi cơ bản ở chương trình tiêm chủng mở rộng. “Tiêm vậy là đã đủ rồi, hơn nữa, bệnh não mô cầu ít gặp nên tôi nghĩ khả năng mắc bệnh của con không cao”, chị Hiền nói.Theo bác sĩ Nguyễn Văn Quảng, Quản lý Y khoa Vùng 4 - miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC, những quan điểm trên không hoàn toàn chính xác. Vaccine não mô cầu chỉ có trong tiêm chủng dịch vụ nhưng nhiều người hiểu nhầm đã có trong tiêm chủng m...
Trong y học cổ truyền, tai được xem là "cửa ngõ" kết nối với nội tạng. Còn trong y học hiện đại, đây là vùng phản ánh sớm một số bệnh lý hệ thống thông qua các dấu hiệu ngoại vi.Những thay đổi bất thường ở tai không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn có thể là lời cảnh báo sớm của các bệnh lý nguy hiểm, nhất là liên quan đến gan và thận, hai cơ quan thường âm thầm tổn thương mà ít biểu hiện rõ ràng.1. Tai trắng, nhợt nhạtNếu tai bạn vốn hồng hào nhưng bỗng chuyển sang trắng bệch, thiếu sức sống, đó có thể là dấu hiệu sớm của thiếu máu.Trong một số trường hợp, tình trạng này không đơn giản là thiếu sắt mà là hệ quả của suy thận mạn tính. Khi thận suy giảm chức năng, khả năng sản xuất erythropoietin, hormone cần thiết để kích thích tủy xương tạo hồng cầu, cũng giảm theo, dẫn đến thiếu máu.Theo tra...
Mắc sùi mào gà vì nghĩ nước muối phòng bệnh tình dụcD. (22 tuổi, Hà Nội), là sinh viên năm hai, quen bạn gái qua mạng xã hội. Sau một thời gian tìm hiểu, cả hai quyết định gặp mặt và có quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.Ngay sau khi quan hệ, D. dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng kín, tin rằng hành động này có thể “rửa trôi” nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.Tuy nhiên, khoảng một tháng sau, D. bắt đầu xuất hiện các nốt mềm nhỏ ở vùng sinh dục, kèm theo ngứa nhẹ và tiết dịch. Vì ngại ngùng, nam sinh tự mua thuốc bôi mà không đi khám.Khi các tổn thương lan rộng, kết thành mảng giống mào gà, D. mới tìm đến bác sĩ thăm khám.Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam chẩn đoán, D. mắc bệnh sùi mào gà. Đây là một...